• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Bên cạnh việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, thì việc xác định các khoản nợ chung, nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân cũng đang được các cặp vợ chồng quan tâm. Thực tế, đa số các cặp vợ chồng không thỏa thuận về chế độ tài sản mà sau khi kết hôn tự động xác lập chế độ tài sản theo luật định. Tài sản tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.

Điều này được áp dụng với các khoản nợ. Tuy nhiên, không phải mọi khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung của vợ chồng.

Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư Thông về vấn đề “Xác định nợ riêng nợ chung của vợ chồng như thế nào?”.

Cách xác định nợ chung trong thời kỳ hôn nhân

Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có các nghĩa vụ chung về tài sản như sau:

“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ, chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha, mẹ phải bồi thường;
  6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Cùng với đó, tại khoản 20, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rõ: “Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.”

Do đó, nợ chung của vợ chồng phát sinh không nhất thiết phải cần hai bên cùng thỏa thuận xác lập mà có thể do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình, từ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường…

Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái
Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái

Nguyên tắc giải quyết nợ chung trong thời kỳ hôn nhân

Đối với khoản nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, thì hai bên phải cùng có nghĩa vụ chịu trách nhiệm liên đới theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

  1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định tại các Điều 24, 25 và Điều 26 của Luật này;
  2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Sau khi ly hôn, các khoản nợ chung của vợ, chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Hai bên phải cùng tiếp tục chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên thứ ba. Hai bên có thể thỏa thuận cùng với chủ nợ để giải quyết khoản nợ đó. Nếu không thỏa thuận được thì khi Tòa án nhận định đó là khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân thì nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó sẽ chia đôi, mỗi bên phải trả một phần.

“Điều 60 . Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn.

  1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
  2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các Điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.”

Nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân

Ngược lại, các khoản nợ do một bên xác lập được coi là nợ riêng của vợ, chồng thuộc các trường hợp sau đây:

  • Không đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Không phát sinh từ nhu cầu chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Không để duy trì, không phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định của pháp luật;
  • Không phải thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Đối với khoản nợ riêng này, người xác lập có nghĩa vụ trả toàn bộ khoản nợ, không được dùng tài sản chung của vợ, chồng để thanh toán cho những khoản nợ này.

Điều 6 và khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Đương sự có quyền, nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Như vậy, khi có tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ, bên có yêu cầu chứng minh được việc vay tiền để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: Ăn ở, học hành, chữa bệnh,… thì Tòa án có thể quyết định đó là nợ chung, vợ chồng có trách nhiệm trong việc trả nợ.

Xác định nợ riêng nợ chung của vợ chồng như thế nào?
Xác định nợ riêng nợ chung của vợ chồng như thế nào?

Dịch vụ tư vấn giải quyết về tranh chấp hôn nhân gia đình tại Luật sư Thông

Luật sư Thông là một trong những Công ty luật uy tín tại Bình Dương, với đội ngũ Luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hôn nhân và gia đình cùng với đội ngũ chuyên viên làm việc tận tâm và chuyên nghiệp, hỗ trợ với khách hàng nhiệt tình, hoàn thành công việc theo yêu cầu của quý khách hàng.

Đến với Luật sư Thông, Quý khách hàng sẽ nhận được các dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, hiệu quả, thông qua quy trình sau:

  • Tư vấn qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp với Luật sư tại trụ sở Công ty: A11 Khu trung tâm thể dục thể thao số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương khi Quý khách hàng có thắc mắc cần giải đáp;
  • Quý khách hàng cung cấp các hồ sơ, tài liệu cần thiết đối với vụ việc tranh chấp;
  • Luật sư Thông nghiên cứu hồ sơ và thỏa thuận ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Quý khách hàng;
  • Luật sư Thông sẽ cử Luật sư/đại diện ủy quyền để tham gia tố tụng và hỗ trợ các công việc khác nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhất theo yêu cầu của Quý khách hàng;
  • Luật sư Thông sẽ soạn đơn khởi kiện, sao y các giấy tờ cần thiết liên quan đến vụ việc;
  • Luật sư Thông đưa ra các phương án, định hướng tốt nhất giải quyết tranh chấp cho Quý khách hàng;
  • Luật sư Thông sẽ thông báo qua Zalo/Số điện thoại kịp thời về tiến độ công việc trong quá trình giải quyết tranh chấp cho Quý khách hàng theo dõi.

Một số câu hỏi liên quan

Chồng vay tiền đi đánh bạc không cho vợ biết vợ có liên đới trả nợ hay không?

Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

  • Nếu giao dịch người chồng vay dùng để sử dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp quy định về đại diện giữa vợ chồng như: chi phí xây dựng, sửa chữa nhà ở, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình, việc học hành của con cái, dù chồng không bàn bạc với vợ và vợ cũng không ký vào hợp đồng vay thì về nguyên tắc, vợ cũng phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ cùng chồng;
  • Còn nếu giao dịch của chồng dùng để đáp ứng mục đích nhu cầu cá nhân của vợ như: đầu tư kinh doanh riêng, mua vật dụng cá nhân, cờ bạc, số đề, cá độ,… thì nếu vợ đưa ra những chứng cứ chứng minh việc chồng đứng ra vay tiền không được đưa vào sử dụng chung thì không có nghĩa vụ liên đới trả nợ.

Như vậy, ở đây nếu người vợ chứng minh được việc chồng đứng ra vay tiền đi đánh bạc thì người vợ không có nghĩa vụ liên đới trả nợ cùng.

Vợ chồng có thỏa thuận nợ chung được không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung.

Nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, vợ chồng ly hôn khi còn nợ chung hoàn toàn có quyền thỏa thuận, định đoạt về việc chia hay không chia, chia một phần hay toàn bộ khối tài sản chung của mình trong thời kỳ hôn nhân.

Hiện nay, pháp luật luôn đề cao sự thỏa thuận, ý chí của các bên.

Trường hợp nếu các bên không thể tự giải quyết, thỏa thuận với nhau thì có thể yêu cầu đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thông tin liên hệ

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

0982645619 0982645619