Trong thời gian vừa qua, việc ứng dụng dịch vụ Thừa phát lại (vi bằng) trong đời sống xã hội và đặc biệt là các hoạt động trong lĩnh vực pháp lý ngày càng phổ biến rộng rãi. Đội ngũ những người hành nghề ngày càng được phát triển mạnh mẽ về số lượng và số văn phòng trong cả nước. Tuy nhiên, có một thực tế rằng nhiều người, tổ chức, cơ quan chưa thực sự biết và hiểu rõ về hoạt động của Thừa phát lại. Một trong số hoạt động của Thừa phát lại là lập vi bằng đang mang lại những giá trị tích cực cho các hoạt động pháp lý. Tuy nhiên, do khái niệm này chưa được nhiều người dân thực sự hiểu nên nhiều đối tượng đã lợi dụng vi bằng cho các mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật. Vậy Vi bằng là gì? Cùng tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây.
Vi bằng là gì? Khái niệm vi bằng:
Vi bằng là một loại văn bản, biên bản được Thừa phát lại chứng kiến và ghi nhận lại được. Trong đó, nội dung của vi bằng là mô tả các sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức, cơ quan theo quy định của pháp luật về Thừa phát lại.
Hình ảnh Luật sư Thông yêu cầu lập vi bằng bảo vệ quyền lợi của khách hàng
Theo điều 36 Nghị định 08/2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã nêu rõ giá trị pháp lý của vi bằng là: nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Như vậy, xét về góc độ cơ bản, vi bằng là sản phẩm từ việc làm chứng của Thừa phát lại khi chứng kiến các sự kiện, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật.
Vậy, tại sao lại phải yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng mà không nhờ người khác làm chứng để giảm chi phí khi giải quyết các vụ việc?
- Thứ nhất, vi bằng được pháp luật công nhận là nguồn chứng cứ được người (Thừa phát lại) bổ nhiệm để thực hiện công việc này, vi bằng là nguồn chứng cứ mà không cần phải chứng minh trừ trường hợp vi bằng lập sai quy định của pháp luật. Trong khi đó, người làm chứng có thể thay đổi lời khai khi ra Tòa, lời làm chứng cũng cần phải được xem xét chứ không mặc nhiên có giá trị thuyết phục để giải quyết vụ việc.
- Thứ hai, vi bằng sau khi được lập sẽ được đăng ký tại Sở Tư pháp, được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại. Vì vậy, sẽ rất an toàn nếu mình bị mất chứng cứ thì vẫn còn những nguồn để trích lục.
- Thứ ba, người làm chứng có thể mất trước khi xảy ra tranh chấp nhưng vi bằng của Thừa phát lại sẽ là văn bản được sử dụng lâu dài, được trích lục lại khi cần thiết.
- Thứ tư, khi đến với Thừa phát lại, bạn không chỉ được lập vi bằng mà còn được tư vấn pháp luật cho tình huống của mình.
Ngoài ra, vi bằng còn nhiều hơn các giá trị khác trong các giao dịch dân sự.
- Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
- Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Kết nối MXH