• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Xã hội ngày càng phát triển, các vụ án liên quan đến lĩnh vực hình sự cũng ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số lượng tội phạm cũng như mức độ phức tạp.Tội phạm được xem là hiện tượng có tính đa dạng thể hiện không chỉ ở các loại tội phạm khác nhau mà còn ở chỗ tội phạm được thực hiện bởi những con người khác nhau. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật sư Thông xin cung cấp một số thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi “Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm thế nào?”.

Khái niệm về tội phạm

Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Có thể hiểu một cách đơn giản, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có yếu tố lỗi, trái pháp luật và phải chịu hình phạt, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Chủ thể của tội phạm

Đối với chủ thể là cá nhân, người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định do pháp luật quy định.

Đối với chủ thể là pháp nhân thương mại, theo Điều 74 và Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp nhân thương mại vừa phải đảm bảo điều kiện của một pháp nhân là phải được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác, tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình và phải nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, vừa phải đáp ứng điều kiện là phải  có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

Khách thể của tội phạm

Tội phạm phải xâm phạm vào các mối quan hệ được pháp luật về hình sự bảo vệ mà căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự thì các mối quan hệ đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm, nó bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương thức phạm tội, phương tiện và công cụ tiến hành tội phạm, hậu quả do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là các yếu tố không được thể hiện ra bên ngoài của hành vi phạm tội. Nó là các yếu tố xuất hiện bên trong hành vi phạm tội như: lỗi, động cơ, mục đích của người phạm tội. Trong đó, lỗi là yếu tố quan trọng nhất.

Căn cứ để phân loại tội phạm

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
  • Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
  • Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớnTội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn

Căn cứ vào hình thức lỗi của tội phạm, tội phạm được phân thành 2 loại:

+ Theo Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trong những trường hợp sau đây:

  • Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
  • Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Theo Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý trong những trường hợp sau đây:

  • Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
  • Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi phạm tội tại Điều 51 và 52 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội phạm có thể phân thành các loại:

  • Tội phạm không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
  • Tội phạm có tình tiết tăng;
  • Tội phạm có tình tiết giảm nhẹ.

Căn cứ vào loại cấu thành tội phạm, tội phạm được phân thành hai loại sau:

  • Tội phạm có cấu thành vật chất;
  • Tội phạm có cấu thành hình thức.

Quy trình cung cấp dịch vụ pháp lý từ phía Luật sư Thông

Trao đổi trực tiếp với Luật sư

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông khuyến nghị Quý khách hàng liên hệ trực tiếp với Luật sư tại địa chỉ: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương nhằm được đạt được sự thống nhất hướng giải quyết, cũng để phía Luật sư có thể tiếp cận hồ sơ, tài liệu, chứng cứ một cách khách quan, xem xét kỹ càng và đưa ra lời tư vấn khả quan nhất, bảo vệ tối đa lợi ích khách hàng.

Ngoài ra, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ với Luật sư Nguyễn Sỹ Thông thông qua địa chỉ Email: thongnguyen.legal@gmail.com hoặc thông qua Điện thoại/Zalo của Luật sư chuyên về hình sự: 0982645619

Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý

Sau khi bàn bạc, thảo luận, đồng ý với phương án giải quyết, Quý khách hàng nếu có nhu cầu có thể ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Luật sư Nguyễn Sỹ Thông để chính thức nhờ Luật sư tham gia giải quyết những vướng mắc pháp lý của Quý khách hàng.

Trên đây là nội dung bài viết Tội phạm là gì? Phân loại tội phạm thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ Luật sư Thông để được hỗ trợ.

0982645619 0982645619