Câu hỏi: Kính chào Luật sư? Cháu xin trình bày trường hợp của cháu như sau: Ông nội cháu có 2 người con là bố cháu và một người cô. Bố cháu mất năm 2015. Ông cháu vừa mất năm 2023 và không để lại di chúc. Tài sản bao gồm một mảnh đất tại Thành phố Hồ Chí Minh và 500.000.000 VNĐ trong tài khoản ngân hàng. Trường hợp chia di sản, cháu có được nhận phần di sản mà bố cháu được hưởng từ ông nội nếu bố cháu còn sống hay không? Cháu rất mong nhận được giải đáp từ Luật sư. Cháu xin chân thành cảm ơn.
Luật sư trả lời: Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ pháp lý tại Luật sư Thông – Luật sư tư vấn thừa kế.
Về câu hỏi của Quý khách hàng, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra phân tích và phản hồi như sau:
Mục lục
Thừa kế thế vị và các vấn đề pháp lý cần lưu ý
Vấn đề thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng được điều chỉnh tại Chương XXI Bộ Luật Dân sự năm 2015 (sau đây viết tắt là BLDS 2015).
Thừa kế thế vị là gì?
Căn cứ Điều 652 BLDS 2015, thừa kế thế vị được hiểu là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Thừa kế thế vị thuộc một trong số các trường hợp thừa kế. Đây là một chế định của pháp luật với mục đích bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích nhất của người để lại di sản, tránh trường hợp di sản của ông, bà, cụ để lại mà hàng thừa kế thứ nhất là cha, mẹ của cháu hoặc chắt đã mất mà cháu, chắt không được hưởng.
Các trường hợp làm phát sinh thừa kế thế vị theo BLDS
Theo quy định pháp luật hiện hành, có 2 trường hợp thừa kế thế vị xảy ra, bao gồm:
- Cháu thừa kế thế vị cho cha hoặc mẹ của cháu đối với phần di sản của ông hoặc bà: Người được thế vị (con của người để lại di sản) chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống
- Chắt thừa kế thế vị cho cha hoặc mẹ của cháu đối với phần di sản của cụ: Cháu chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản (ông, bà), chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu đáng nhẽ được hưởng nếu còn sống.
Điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị?
Vấn đề di sản thừa kế luôn được quan tâm ở mọi thời điểm, các tranh chấp về thừa kế ngày càng gia tăng về số lượng và cả tính phức tạp, mặc dù pháp luật dân sự hiện hành đã điều chỉnh nội dung này một cách rất chi tiết bằng việc ghi nhận các điều kiện để được hưởng thừa kế trong từng trường hợp cụ thể. Đối với trường hợp thừa kế thế vị, BLDS 2015 đã đặt các điều kiện sau đây:
- Người được thừa kế thế vị là cháu hoặc chắt của người để lại di sản (Điều 652 BLDS 2015). Tức nghĩa, người được hưởng di sản thừa kế theo thừa kế thế vị thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người được thế vị (hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015);
- Thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (Điều 652 BLDS 2015);
- Người được hưởng di sản theo thừa kế thế vị (cháu hoặc chắt của người để lại di sản) phải còn sống (hoặc chưa ra đời nhưng đã thành thai) tại thời điểm mở thừa kế (Điều 652 BLDS 2015).
LƯU Ý: Tại thời điểm còn sống, cha hoặc mẹ của người được hưởng di sản theo thừa kế thế vị phải có quyền thừa kế của người để lại di sản. Điều đó có nghĩa là: Nếu tại thời điểm còn sống, cha hoặc mẹ của người được hưởng di sản theo thừa kế thế vị đã bị tước quyền thừa kế của người để lại di sản, thì con hoặc cháu của họ không được áp dụng thừa kế thế vị. Căn cứ khoản 1 Điều 621 BLDS 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản, bao gồm:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, những người thuộc khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc (khoản 2 Điều 621 BLDS 2015).
Người được thừa kế thế vị có được từ chối thừa kế thế vị không?
Câu trả lời là có. Người được hưởng di sản theo thừa kế thế vị có quyền từ chối. Tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện sau (theo quy định Điều 620 BLDS 2015):
- Việc từ chối nhằm trốn không nhằm tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết;
- Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Giải đáp thắc mắc của khách hàng
Trường hợp của bạn gửi đến Luật sư chúng tôi, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị như đã phân tích trên, bạn sẽ được hưởng phần di sản từ ông nội để lại mà cha bạn đáng lẽ được hưởng nếu còn sống. Số di sản bạn được hưởng sẽ còn tùy thuộc vào việc trường hợp ông bạn mất, số người được hưởng thừa kế, hay có nghĩa vụ nào cần phải thực hiện hay không (trả các khoản nợ của ông bạn trước lúc mất,…). Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn một cách tốt nhất, bạn nên cung cấp cho Luật sư chúng tôi thông tin chi tiết về trường hợp của bạn (thời điểm ông bạn mất, hiện di sản có đang tranh chấp hay không, có ai đồng thừa kế với bạn hay không,..) để Luật sư chúng tôi có thể tư vấn chi tiết cho bạn.
Dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế
Như đã trình bày trên, thừa kế ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, đặc biệt là tính phức tạp trong thừa kế nếu không hiểu rõ những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Đồng thời, các trường hợp tranh chấp về thừa kế ngày càng gia tăng về số lượng và độ phức tạp. Việc nắm rõ quy định của pháp luật về thừa kế sẽ giúp quý khách hàng bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Vì vậy, việc thuê Luật sư thừa kế sẽ mang lại cho quý khách hàng các lợi ích sau đây:
- Tư vấn pháp luật về thừa kế;
- Giải đáp mọi vấn đề trong trường hợp liên quan đến quyền thừa kế của khách hàng;
- Xử lý mọi vấn đề liên quan đến thừa kế nhanh chóng, chính xác, trong khuôn khổ của pháp luật;
- Bảo vệ tối đa phần di sản đáng lẽ khách hàng được hưởng;
- Dịch vụ hỗ trợ của Luật sư tận tâm, tận tình và chuyên nghiệp, chi phí hợp lý.
Luật sư chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ trường hợp thừa kế. Liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin sau:
- Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
- Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Kết nối MXH