• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Câu hỏi: Kính chào Luật sư, vợ chồng tôi kết hôn đến nay đã 20 năm, con cái cũng đã lớn, vợ chồng cũng tích góp được khối tài sản bao gồm: 02 căn nhà và 02 mảnh đất đứng tên cả 2 vợ chồng, 02 xe ô tô mỗi người đứng tên 1 chiếc. Những năm gần đây cuộc sống vợ chồng tôi có nhiều lục đục do sự xuất hiện của con giáp thứ mười ba, tôi đi dẹp loạn tiểu tam hoài cũng mệt nên thôi, nói chuyện với chồng về việc ly hôn, chồng tôi cũng đồng thuận. Con cái thì tùy con thích ở với ai thì ở do con đã lớn, nhưng tài sản thì vợ chồng tôi không muốn đem ra Tòa chia, chỉ muốn vợ chồng chia tài sản khi ly hôn theo thỏa thuận. Kính hỏi Luật sư về thủ tục và hình thức thỏa thuận tài sản của vợ chồng khi ly hôn như thế nào, có cần lập văn bản phân chia tài sản hay không?

Trả lời: Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn gửi câu hỏi về cho Luật sư Thông. Đối với câu hỏi liên quan đến vấn đề này, Luật sư Thông xin đưa ra những phân tích như sau:

Thủ tục thỏa thuận tài sản ly hôn trong trường hợp ly hôn thuận tình

Tòa án chỉ thụ lý vụ việc ly hôn thuận tình khi xét thấy việc ly hôn của vợ chồng là tự nguyện và thỏa thuận được với nhau về tài sản và quyền nuôi con.

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Hồ sơ để Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn thuận tình của vợ chồng

  • Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Giấy xác nhận cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân;
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao công chứng);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm…(bản sao chứng thực).

Nộp hồ sơ xin ly hôn tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú. (Cư trú được hiểu là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú)

Việc nộp hồ sơ này có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc có thể gửi qua đường bưu điện.

Thủ tục và hình thức thỏa thuận tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Thủ tục và hình thức thỏa thuận tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng khi ly hôn

Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn…

  • Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
  • a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng….”

Trường hợp, nếu vợ chồng thỏa thuận được với nhau về tài sản thì pháp Luật vẫn tôn trọng sự thỏa thuận đó.

Tài sản là bất động sản

Trong trường hợp của bạn, bạn có 02 căn nhà chung, 02 mảnh đất đều đứng tên hai vợ chồng, việc này vợ chồng có thể lập “Biên bản thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng”. Việc lập biên bản này có thể thực hiện ở UBND xã/phường hoặc các tổ chức hành nghề công chứng (VD: Văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng).

Để lập được thỏa thuận này vợ chồng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy xác nhận cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân;
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao công chứng);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất của 21 căn nhà và 02 mảnh đất.

Tài sản là động sản

Việc thỏa thuận phân chia tài sản là bất động sản của vợ chồng cũng giống với việc phân chia tài sản là bất động sản. Việc thỏa thuận này cũng nên thực hiện ở UBND xã/phường hoặc phòng công chứng.

Khi làm thủ tục này cần có các giấy tờ bản chính của các tài sản là động sản đó để có thể công chứng, chứng thực được thỏa thuận.

Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng

                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

 

                                           VĂN BẢN THỎA THUẬN 

                            CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

 

Tại Phòng Công chứng số ….. thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc công chứng đựơc thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng công chứng), chúng tôi gồm:

Ông:

Sinh ngày:

Chứng minh nhân dân số: ………………….cấp ngày ……………….. tại

Hộ khẩu thường trú:(Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)

Bà: ………………………………………………………………

Sinh ngày:

Chứng minh nhân dân số: ……………………cấp ngày ………………. tại

Hộ khẩu thường trú:(Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)

Là vợ chồng theo Giấy đăng ký kết hôn số …………………….. ngày ……………………. do Uỷ ban nhân dân ………………………….. cấp.

Nay vì lý do (ghi rõ lý do chia tài sản)

Chúng tôi thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng như sau:

ĐIỀU 1: PHÂN CHIA TÀI SẢN  LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Ghi rõ người vợ, người chồng được chia bất động sản nào (mô tả rõ đặc điểm của từng bất động sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu)  hoặc giá trị phần tài sản.. Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, điều kiện giao nhận tài sản, đăng ký quyền sở hữu….

ĐIỀU 2: PHÂN CHIA TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN VÀ CÁC QUYỀN TÀI SẢN 

Ghi rõ người vợ, người chồng được chia động sản, quyền tài sản nào (mô tả rõ đặc điểm của từng  động sản, quyền tài sản  kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu – nếu có)  hoặc giá trị phần tài sản.. Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, địa điểm, điều kiện giao nhận tài sản, đăng ký quyền sở hữu (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu)….

ĐIỀU 3: PHẦN TÀI SẢN CÒN LẠI KHÔNG CHIA 

Liệt kê các tài sản chung của vợ chồng còn lại không chia (nếu có)  kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (nếu có).

ĐIỀU 4: CÁC THỎA THUẬN KHÁC

 

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

ĐIỀU 5: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

1. Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung được thực hiện theo đúng ý chí của vợ chồng chúng tôi và không trái pháp luật;

2. Tài sản được phân chia thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;

3. Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu  nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;

4.  Những thông tin về nhân thân trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;

5. Thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;

6. Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung thỏa thuận nêu trên;

7. Các cam đoan khác …

8. Văn bản này được lập thành …….. bản, mỗi bản………trang, Phòng Công chứng số………lưu 01 bản, có hiệu lực từ ngày …

Hà Nội, ngày… tháng…năm

Vợ                                                                      Chồng

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                 (Ký ghi rõ họ và tên)

 

 

 

Tải tại đây.

Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản vợ chồng khi ly hôn

Trong mẫu đơn chia tài sản sau ly hôn, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được viết căn cứ theo Điều 38 Luật hôn nhân gia đình 2014. Theo đó, thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng phải được lập thành văn bản, hay còn gọi là đơn chia tài sản sau ly hôn. Tuy nhiên, văn bản này không bắt buộc phải được công chứng, tùy theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật bắt buộc phải công chứng.

Theo những quy định trên, ta thấy rằng việc lập văn bản phân chia tài sản vợ chồng sau ly hôn là thủ tục bắt buộc, và việc này phải có sự thỏa thuận cũng như xác thực của cả hai bên. Nếu hai vợ chồng có cùng thỏa thuận sẽ công chứng biên bản thỏa thuận này thì văn bản sẽ được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền công chứng hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài phân tích phản hồi của Luật sư Thông liên quan đến vấn đề mà Quý khách hàng đang gặp phải – Thủ tục, hình thức thỏa thuận tài sản ly hôn. Hy vọng bài phân tích trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình diễn ra thủ tục.

Thỏa thuận tài sản ly hôn, tuy tính chất không quá phức tạp nhưng vẫn có rất nhiều rủi ro nếu các bên lập văn bản thỏa thuận phân chia tài sản không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Hãy liên hệ với Luật sư Thông để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn kịp thời nếu đang trong giai đoạn thỏa thuận tài sản ly hôn. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư của Thông tại địa chỉ: A11 KTTTDTT số 248 Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương hoặc có thể liên hệ với Luật sư Thông qua địa chỉ Email: thongnguyen.legal@gmail.com  hoặc thông qua Điện thoại/Zalo: 0982645619

0982645619 0982645619