• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Hiện nay việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản diễn ra rất phổ biến. Cùng với đó là thực trạng người mua bán nhà đất khai giá chuyển nhượng khi thực hiện thủ tục công chứng thấp hơn nhiều so với giá thực tế mà hai bên giao dịch. Vậy nguyên nhân và hậu quả pháp lý của việc khai giá thấp sẽ như thế nào?

Tại sao nhiều người lại khai giá thấp trên hợp đồng chuyển nhượng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khác với các loại tài sản thông thường khi thực hiện mua bán, chuyển nhượng với tài sản là bất động sản thì các bên còn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính về thuế phí đối với Nhà nước đó là: Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.

Điều 29 Luật thuế thu nhập cá nhận 2014 quy định “Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%’’. Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về mưc thu lệ phí trước bạ theo tỉ lệ (%) “Nhà, đất mức thu là 0,5%”

Như vậy, có thể thấy nếu giá chuyển nhượng càng cao thì việc các bên phải đóng thuế càng nhiều nên mới dẫn đến việc khai giá thấp hơn để các bên giảm được nghĩa vụ thuế phải nộp.

Rủi ro khi khai giá hợp đồng mua bán thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế
Rủi ro khi khai giá hợp đồng mua bán, chuyển nhượng thấp hơn giá giao dịch thực tế

Hậu quả và những rủi ro không lường trước được khi khai giá thấp trên hợp đồng chuyển nhượng

Thiệt hại cho bên bán, chuyển nhượng

Khi hợp đồng ghi giá thấp được công chứng thì theo quy định hợp đồng này sẽ có hiệu lực và được pháp luật bảo vệ. Đồng nghĩa với việc pháp luật sẽ ghi nhận hợp đồng công chứng có giá thấp hơn nhiều so với giá thực tế mà hai bên đã thỏa thuận với nhau. Nếu người mua “lật kèo” thì người bán sẽ lãnh đủ rủi ro, lúc này bên nhận chuyển nhượng không chịu thanh toán theo giá trị thực tế hai bên đã thỏa thuận mà đòi thanh toán theo giá trị ghi trong hợp đồng công chứng như vậy bên bán, chuyện nhượng sẽ bị mất tiền oan. Chưa kể trường hợp bên mua đã thực hiện xong thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu thì đã có thể chuyển nhượng tài sản cho người khác.

Thiệt hại cho bên mua, nhận chuyển nhượng

Khi xảy ra tranh chấp nếu có những chứng cứ chứng minh được hợp đồng đã công chứng nhằm che giấu hợp đồng thực tế và trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với bên thứ ba là Nhà nước thì hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu do giả tạo theo Điều 124 BLDS 2015. Trong khi đó, tại khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” và khoản 2 Điều 427 BLDS 2015 quy định về hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng “Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản”

Như vậy lúc này bên mua, nhận chuyển nhượng sẽ bị thiệt hại rất lớn nếu bên bán, chuyển nhượng chỉ trả lại số tiền ghi nhận trong hợp đồng có công chứng vì người mua, nhận chuyển nhượng sẽ rất khó chứng minh được đã đưa tiền nhiều hơn cho bên bán, nhận chuyển nhượng.

Đối mặt với chế tài xử lý của hành vi vi phạm pháp luật

Việc ký hợp đồng chuyển nhượng với giá thấp hơn giá thực tế giao dịch cũng nhằm mục đích giảm mức thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước phát sinh từ giao dịch. Trốn thuế là một hành vi vi phạm pháp luật, người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt và chịu trách nhiệm pháp lý theo mức độ vi phạm mà chịu chế tài xử lý hành chính hoặc hình sự cụ thể như sau:

Để biết thêm thông tin chi tiết các bạn vui lòng liên hệ thông tin dưới đây:

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

  • Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
  • Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
0982645619 0982645619