Ngày nay, vẫn còn nhiều người không hiểu rõ sự khác biệt giữa thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Sự thiếu hiểu biết này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến thừa kế, thủ tục khai nhận di sản, thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế,… Điều này có thể khiến họ mất đi quyền thừa kế mà không hề hay biết. Vì lý do đó, Luật sư Thông cung cấp một số thông tin hữu ích về luật thừa kế để giúp quý khách hiểu rõ hơn về vấn đề này. Quý khách hãy tham khảo bài viết dưới đây để Phân biệt thừa kế theo pháp luật và theo di chúc nhé!
Mục lục
Thừa kế là gì?
Thừa kế là quá trình chuyển giao tài sản của người đã qua đời cho người thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc theo ý định của người để lại di chúc. Trong quá trình phân chia di sản thừa kế, tài sản của người đã qua đời sẽ được phân chia và chuyển giao cho các người thừa kế tùy theo quy định pháp luật hoặc theo ý định của người để lại di chúc.
Việc phân chia tài sản thừa kế được quy định bởi pháp luật để đảm bảo tính công bằng và tránh tranh chấp giữa các người thừa kế. Quy định này thường ưu tiên cho các người thừa kế gần nhất quan hệ huyết thống với người đã qua đời, như con cái, vợ/chồng, cha mẹ, anh chị em ruột… Nếu không có người thừa kế nào trong nhóm này thì sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài sản, di sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước.
Nếu người chết để lại di chúc, thì quá trình phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo ý chí của người đã qua đời trong di chúc. Di chúc là một tài liệu pháp lý thể hiện ý chí của người viết di chúc về việc chuyển giao tài sản cho những người thừa kế cụ thể và những điều kiện đính kèm.
Phân biệt thừa kế theo pháp luật và theo di chúc
Thừa kế theo pháp luật và theo di chúc đều liên quan đến quá trình chuyển giao tài sản của người đã qua đời cho người thừa kế, tuy nhiên, phương thức và quy định pháp lý của chúng là khác nhau. Thừa kế theo pháp luật là quy định pháp luật về việc phân chia di sản khi người qua đời không để lại di chúc hoặc di chúc bị hủy bỏ hoặc có phần di sản không được quyết định trong di chúc, người nhận tài sản trong di chúc từ chối nhận di sản,… trong khi thừa kế theo di chúc là quy định pháp luật về việc chuyển giao tài sản theo ý định của người đã qua đời trong di chúc. Phân biệt thừa kế theo pháp luật và theo di chúc:
Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là quá trình chuyển giao tài sản của người đã qua đời cho người thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu người đã qua đời không để lại di chúc hoặc di chúc bị hủy bỏ hoặc có phần di sản không được quyết định trong di chúc, người nhận tài sản trong di chúc từ chối nhận di sản,… tài sản của người đó sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Theo đó, các người thừa kế được ưu tiên theo các hàng thừa kế. Nếu không có người thừa kế nào trong các hàng thừa kế thì tài sản sau khi thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại sẽ được chuyển giao cho Nhà nước.
Trường hợp chia tài sản thừa kế theo pháp luật
- Người mất không để lại di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Người thừa kế theo di chúc không đủ điều kiện để hưởng thừa kế;
- Người thừa kế theo di chúc từ chối nhận tài sản.
Người thừa kế hợp pháp theo pháp luật
Thông thường, người thừa kế được chia thành các hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người chết;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại, bác, chú, cô, dì,… ruột.
Lưu ý:
- Người cùng hàng thừa kế sẽ được chia đều phần di sản.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng phần di sản khi không còn ai trong hàng thừa kế trước đó còn sống hoặc bị truất quyền hưởng di sản, hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là quá trình chuyển giao tài sản của người đã qua đời cho người thừa kế theo di chúc mà người đó đã để lại trước khi qua đời. Di chúc là một tài liệu pháp lý thể hiện ý chí của người viết di chúc về việc chuyển giao tài sản cho các người thừa kế cụ thể và những điều kiện đi kèm. Theo đó, người viết di chúc có quyền lựa chọn người thừa kế, phân phối tài sản và đặt các điều kiện cho việc sử dụng tài sản.
Di chúc hợp pháp là gì?
Di chúc được coi là hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Những đối tượng không được thừa kế theo di chúc
Các trường hợp không được thừa kế theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, ngược đãi, hành hạ, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm người để lại di sản;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại tài sản, di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhằm chiếm một phần hoặc toàn bộ di sản mà người đó có quyền hưởng;
- Người đã có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo, sửa chữa, che giấu, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với mong muốn của người lập di chúc.
Những người có hành vi nêu trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản biết về hành vi của họ nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Thuê luật sư tư vấn thừa kế di sản
Có nên thuê luật sư tư vấn thừa kế di sản hay không? Chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người vẫn còn thắc mắc và lợi ích của việc thuê luật sư này là gì?
Việc thuê luật sư tư vấn thừa kế tài sản là một quyết định sáng suốt và hợp lý trong nhiều trường hợp.
👉 Luật sư có kiến thức sâu sắc về quy trình pháp lý trong quá trình thừa kế, từ việc xác định quyền lợi của người thừa kế đến việc thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết và khởi kiện tranh chấp thừa kế.
👉 Luật sư có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về luật định và đảm bảo rằng các thủ tục được thực hiện đầy đủ và đúng quy trình.
👉 Luật sư giúp bạn đánh giá và đưa ra quyết định tốt nhất về cách phân chia tài sản, giảm thiểu các khoản thuế và các vấn đề khác liên quan đến thừa kế.
👉 Trong trường hợp có tranh chấp về tài sản thừa kế, luật sư có thể giúp bạn giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất.
👉 Luật sư có thể đại diện cho bạn trong các phiên tòa và đưa ra các lời khuyên về cách giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, nhanh chóng và đảm bảo quyền lợi của bạn.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế Luật Sư Thông
- Tư vấn pháp lý: cung cấp kiến thức pháp lý liên quan đến thừa kế, quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế, thủ tục khai nhận di sản thừa kế, khởi kiện tranh chấp thừa kế tài sản.
- Đại diện cho khách hàng: tham gia các cuộc họp hòa giải, trọng tài hoặc phiên tòa, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng bằng các lập luận pháp lý.
- Định giá tài sản: định giá tài sản, di sản thừa kế, giúp các bên tranh chấp hiểu rõ giá trị của tài sản và có thể đưa ra quyết định chính xác hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Tư vấn về giải pháp hòa giải: giúp bên liên quan đạt được giải pháp hòa giải, giúp giảm thiểu chi phí và thời gian giải quyết tranh chấp.
- Đưa ra các giải pháp pháp lý: tìm ra các giải pháp pháp lý phù hợp nhất trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế.
Ưu điểm dịch vụ
- Chuyên gia pháp lý am hiểu Pháp luật, luật thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thừa kế trong trường hợp không có di chúc;
- Luật sư có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp về phân chia tài sản thừa kế;
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng nhiệt tình;
- Thực hiện đầy đủ quy định với chi phí hợp lý, giúp quý khách hàng tiết kiệm chi phí;
- Tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển của quý khách hàng.
Nếu Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn luật thừa kế, tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế của Luật Sư Thông hãy thể liên hệ với chúng tôi theo một trong các hình thức sau đây:
- Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
- Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Kết nối MXH