• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Nợ xấu là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, không ít khách hàng nhầm tưởng rằng chỉ cần có khoản nợ quá hạn cam kết không thanh toán theo hợp đồng tín dụng là nợ xấu, đồng thời, cũng còn khá ít quý khách hàng nhận ra những ảnh hưởng của nợ xấu đến quá trình thực hiện các giao dịch của quý khách hàng tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đặc biệt là trong hoạt động vay vốn. Vì vậy, thông qua bài viết dưới đây, Luật sư Thông sẽ cung cấp đến quý khách hàng một số thông tin pháp lý cơ bản về nợ xấu và những ảnh hưởng khi bị liệt kê vào nhóm nợ xấu.

Thế nào là nợ xấu? Phân loại nợ xấu

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nợ xấu là (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

Trong đó, nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 được quy định chi tiết tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN như sau:

Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3) là các khoản nợ thuộc các trường hợp sau đây

  • Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp được liệt kê tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
  • Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn (trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN);
  • Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận (trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN);
  • Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127; khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các khoản nợ này chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
  • Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) là các khoản nợ thuộc các trường hợp sau đây

  • Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày (trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN);
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu (trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN);
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn (trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN);
  • Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN) chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
  • Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) là các khoản nợ thuộc các trường hợp sau đây

  • Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
  • Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN; chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
  • Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
  • Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
  • Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
  • Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.
Nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Như vậy, hiện nay, nợ xấu bao gồm 3 nhóm, được liệt kê vào ba cấp độ khác nhau, bao gồm: Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Về cơ bản, việc xác định có thuộc nhóm nợ xấu hay không dựa vào 2 yếu tố sau đây: thời gian quá hạn trả nợ trên 91 ngày hoặc khả năng trả nợ đáng lo ngại (khả năng dưới tiêu chuẩn, đáng nghi ngờ hoặc khả năng mất vốn).

Nhóm đối tượng thuộc nhóm nợ xấu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Căn cứ khoản 9 Điều 3 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu là một loại thông tin tiêu cực về khách hàng vay. Đồng thời, khoản 1 Điều 1 Thông tư này quy định về thông tin tiêu cực của khách hàng như sau: “1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, các đối tượng thuộc nhóm nợ xấu sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc những đối tượng bị liệt kê vào nhóm nợ xấu có thể thực hiện vay tại các ngân hàng hay không. Thực tế, các hồ sơ thuộc nhóm nợ xấu có khả năng xét duyệt và giải ngân rất thấp.

Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, quý khách hàng còn mất khá nhiều thời gian để xóa nợ xấu, đồng thời, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia vào các giao dịch trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và các lĩnh vực có liên quan.

Vì vậy, quý khách hàng hết sức lưu ý để đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức mình và tránh các ảnh hưởng bất lợi từ nợ xấu gây ra.

Với mong muốn hỗ trợ quý khách hàng tránh vướng vào nợ xấu với các ảnh hưởng bất lợi từ nợ xấu, đồng thời, hỗ trợ quý khách hàng tham gia giải quyết trong các trường hợp vướng phải nợ xấu, quý khách hàng cần hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ Luật sư chúng tôi qua thông tin liên hệ sau đây:

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

  • Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
  • Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
0982645619 0982645619