• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Câu hỏi: Kính chào Luật sư. Tôi hiện có một khoản vay đến hạn thanh toán, nhưng vì tình hình kinh tế suy thoái, việc làm ăn kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện tại, tôi không thể tất toán khoản vay này như đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền. Bên cho vay yêu cầu tôi thanh toán lãi suất trên nợ gốc quá hạn, tuy nhiên, tôi không biết cách tính lãi suất trên như thế nào? Mong Luật sư hướng dẫn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ pháp bên phía công ty chúng tôi – Chuyên tư vấn, hỗ trợ xử lý nợ gốc quá hạn.

Về câu hỏi của Quý khách hàng, Luật sư Thông xin tư vấn cho quý khách hàng như sau:

Nợ gốc quá hạn, lãi suất trên nợ gốc quá hạn là gì?

Hiện nay, về khía cạnh pháp lý, thuật ngữ “nợ gốc quá hạn” chưa được ghi nhận cụ thể trong một văn bản pháp luật. Ở khía cạnh thực tiễn, nợ gốc quá hạn có thể được hiểu là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người vay không thể trả gốc và lãi theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng.

Tương tự như nợ gốc quá hạn, hiện nay không có quy định nào giải thích cụ thể lãi quá hạn là gì. Căn cứ khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, lãi suất trên nợ gốc quá hạn có thể được hiểu là khoản lãi suất mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ cho bên cho vay, lúc này làm phát sinh một khoản lãi gọi là lãi suất quá hạn.

Nợ gốc quá hạn có thể được hiểu là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người vay không thể trả gốc và lãi theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng.
Nợ gốc quá hạn có thể được hiểu là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người vay không thể trả gốc và lãi theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng.

Cách tính lãi suất trên nợ gốc quá hạn

Hiểu một cách đơn giản và tổng quan, lãi suất trên nợ gốc quá hạn là tỷ lệ phần trăm sinh ra khi đã đến hạn thanh toán mà bên vay chưa thể tất toán hết số nợ gốc đối với tổ chức tín dụng hoặc bên cho vay. Như vậy, việc tính lãi suất trên nợ gốc quá hàng sẽ dựa theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc chưa trả phụ thuộc vào thời gian quá hạn của bên vay.

Cách tính lãi suất trên nợ gốc quá hạn theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định như sau

Căn cứ khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, lãi suất trên nợ gốc quá hạn được hướng dẫn cách tính chi tiết như sau:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

  1. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

 

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Căn cứ quy định nêu trên, công thức tính lãi suất trên nợ gốc quá hạn được xây dựng như sau:

LSQH= NG × (LS × 1,5) × T

Chú thích:

LSQH: Lãi suất quá hạn

NG: Nợ gốc quá hạn chưa trả

LS: Lãi suất

T: Thời gian quá hạn (tính theo năm)

Cách tính lãi suất trên nợ gốc quá hạn theo quy định pháp luật ngân hàng được quy định như sau

Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm, cách xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Trường hợp hợp đồng vay không có lãi:

Khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì theo yêu cầu của bên cho vay, Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Công thức tính lãi suất quá hạn như sau:

LSQH = NG × LS × T

Chú thích:

LSQH: Lãi suất quá hạn

NG: Nợ gốc quá hạn chưa trả

LS: Lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ

T: Thời gian chậm trả nợ gốc (tính theo năm)

Việc tính lãi suất trên nợ gốc quá hàng sẽ dựa theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc chưa trả phụ thuộc vào thời gian quá hạn của bên vay.
Việc tính lãi suất trên nợ gốc quá hàng sẽ dựa theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc chưa trả phụ thuộc vào thời gian quá hạn của bên vay.

Trường hợp hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như sau:

  • Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tương ứng với thời hạn vay chưa trả lãi trên nợ gốc tại thời điểm xác lập hợp đồng. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ. Công thức cụ thể như sau:

Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận hoặc 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc).

  • Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Công thức cụ thể như sau:

Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc)

  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% mức lãi suất vay do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Mức lãi suất trên nợ gốc quá hạn do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Công thức cụ thể như sau:

LSQH = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x (thời gian chậm trả nợ gốc).

Trên đây là chi tiết về nợ gốc quá hạn và cách tính lãi suất trên nợ gốc quá hạn. Mọi thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư chúng tôi qua thông tin liên hệ dưới đây để được hỗ trợ giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến nợ gốc quá hạn:

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

0982645619 0982645619