Những điều cần biết về giải quyết ly hôn. Trong đời sống hằng ngày việc vợ chồng xảy ra những mâu thuẫn cơm không lành canh không ngọt, là điều tất yếu xảy ra và không tránh khỏi, nhưng đôi khi do sự thiếu thấu hiểu và dung hòa giữa hai bên nên việc ly hôn cũng dễ dàng xảy ra để hai bên có thể tìm cho mình một nửa khác phù hợp hơn. Nhưng ly hôn cũng con dao hai lưỡi có những cuộc ly hôn là giải thoát, tuy nhiên nó để lại có thể là những hệ lụy, nỗi buồn, sự thiếu thốn tình cảm trong tâm hồn trẻ thơ của những đứa trẻ. Vậy ly hôn được hiểu như thế nào có giống với ly thân không? Cùng Luật sư Thông tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Ly hôn là gì?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
- Tòa án là cơ quan giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân thông qua: bản án hoặc quyết định.
- Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
- Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Như vậy, Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Việc ly hôn có thể do cả bên yêu cầu thuận tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn theo yêu cầu của một bên mà không cần sự đồng ý của bên còn lại là vợ hoặc chồng. Do đó ly hôn và ly thân là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, ly thân không đồng nghĩa với việc ly hôn chỉ là hai vợ chồng không còn sống chung trên thực tế nhưng quan hệ vợ chồng vẫn còn điều ràng buộc bởi giấy đăng ký kết hôn, xác lập quan hệ vợ chồng chưa được chấm dứt, bởi văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó việc ly hôn đảm bảo quyền của các đương sự cả hai bên đều có quyền ly hôn, không phân biệt bên nào, trừ trường hợp được quy định con nhỏ dưới 12 tháng tuổi người chồng không có quyền ly hôn, nhưng người vợ vẫn có quyền ly hôn. Chế định này đã tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ quyền lợi người mẹ và trẻ em.
Các trường hợp ly hôn
Khách hàng hỏi: Thưa Luật sư tôi và vợ tôi tình cảm không còn, nay tôi muốn ly hôn mà vợ tôi không đồng ý, vậy một mình tôi thì tôi có quyền ly hôn không khi tôi không thỏa thuận được với vợ về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Luật sư trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến đội ngũ pháp lý chúng tôi chúng tôi xin giải đáp vướng mắc cho bạn như sau:
Ly hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, tuy vợ bạn không đồng ý nhưng bạn vẫn có quyền ly hôn trong các trường hợp sau:
- Ly hôn theo yêu cầu của một bên hay còn gọi là đơn phương ly hôn (một bên đơn phương vợ hoặc chồng có quyền ly hôn không cần có sự đồng ý của bên kia (bị đơn) có thể tự mình nộp đơn ra tòa án để khởi kiện yêu cầu ly hôn;
- Thuận tình ly hôn nghĩa là hai bên vợ chồng đồng ý ly hôn, giải quyết theo yêu cầu việc dân sự.
Vậy nên bạn vẫn có quyền đơn phương nộp đơn ra Tòa án yêu cầu khởi kiện ly hôn với vợ bạn được nhé dù không cần sự đồng ý của bên kia Tòa án vẫn thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp về ly hôn để chấm dứt quan hệ vợ chồng.
Hậu quả pháp lý về việc ly hôn
Chấm dứt về quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng: khi bản án quyết định của Tòa án có hiệu lực, hai bên không còn sự ràng buộc lẫn nhau, quyền và nghĩa vụ chấm dứt kể từ thời điểm đó.
Hậu quả pháp lý về mối quan hệ cha mẹ con sau khi ly hôn
Căn cứ quy định tại: Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.
- Theo đó, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng).
Hậu quả pháp lý về việc chia tài sản chung sau khi ly hôn
Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng như sau: Khi ly hôn chia tài sản do các bên thỏa thuận, nếu hai bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quan điểm pháp lý của chúng tôi: Với phương châm “TẬN TÂM TẬN TÌNH, CHU ĐÁO” chúng tôi luôn lắng nghe, tư vấn hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề, cùng đội ngũ Luật sư tâm huyết dày dặn kinh nghiệm, là đơn vị hàng đầu khi thực hiện dịch vụ ly hôn trọn gói, nhanh, rẻ, tiết kiệm thời gian kinh phí của khách hàng mọi vướng mắc quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua thông tin sau đây:
- Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
- Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Kết nối MXH