• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Hai vợ chồng bạn không thể thỏa thuận với nhau ai có quyền nuôi con khi hai vợ chồng ly hôn và cũng không biết ai là người có quyền được ưu tiên và cách để Tòa án giải quyết quyền nuôi con của hai vợ chồng như thế nào? Bài viết dưới đây Luật sư Thông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc Ly hôn tranh chấp quyền nuôi con giải quyết thế nào?

Pháp luật Hôn nhân và gia đình về con chung của vợ chồng

Mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ không những được thể hiện trong những quy chuẩn về đạo đức xã hội,… mà còn được điều chỉnh trong các quy phạm pháp luật. Về nguyên tắc, con chung của vợ chồng được xác định thông qua huyết thống. Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Căn cứ những quy định pháp luật nêu trên, thực tế những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng bao gồm:

  • Con được sinh vào thời kỳ hôn nhân;
  • Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con;
  • Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện mình có thai và sinh con;
  • Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà có con và thừa nhận đó là con chung.

Ngoài ra, trong trường hợp mang thai hộ nhằm mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ từ thời điểm lúc con được sinh ra. Không chỉ vậy, trường hợp nhận nuôi con nuôi, người con vẫn được xem xét như con chung của vợ chồng theo quy định pháp luật về nuôi con nuôi.

Điều kiện để giành được quyền nuôi con

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Theo đó, vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi người sau khi ly hôn với con cái; nếu trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào các phương diện quyền lợi của con.

Nếu muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh được các điều kiện về tài chính; đạo đức, nhân phẩm; dành bao nhiêu thời gian chăm sóc, giáo dục con cái. Ngoài ra còn xem xét đến các yếu tố vật chất như nơi ở, việc đi lại học tập của con và yếu tố tinh thần như những điều kiện giúp con phát triển lành mạnh, trong sáng như vui chơi, giải trí. Bên cạnh đó, yếu tố về giới tính cũng phải xem xét khi Tòa án quyết định ai là người có quyền nuôi con.

Nếu trường hợp bạn thấy việc giành quyền nuôi con của mình có hướng bất lợi cho mình thì bạn nên nhờ đội ngũ Luật sư qua Hotline: 0982645619 để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn soạn thảo các hồ sơ và tài liệu ngay từ bước đầu tiên đảm bảo quyền nuôi con của bạn.

Cách giải quyết tranh chấp đối với từng độ tuổi của con

Đối với con dưới 36 tháng tuổi

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thông thường thì Tòa án sẽ ưu tiên để người mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng con. Tuy nhiên, không phải người mẹ hoàn toàn được nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi, người cha cũng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu Tòa án xét thấy người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trường hợp người mẹ được quyền nuôi con thì người cha phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình tại Điều 110.

Về mức cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

(1) Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

(2) Trường hợp có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể được thay đổi. Mức thay đổi việc cấp dưỡng do các bên thỏa thuận với nhau; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Đối với con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi

Đối với trường hợp này, Tòa án vẫn sẽ tôn trọng sự thỏa thuận và quyết định ai là người được nuôi con khi hai vợ chồng ly hôn với nhau. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được thì sẽ thế nào?

Trong trường hợp không thỏa thuận được vợ hay chồng mới là người được nuôi dưỡng con cái thì thẩm quyền quyết định sẽ thuộc về Tòa án nơi giải quyết việc ly hôn cho hai người.

Những yếu tố để Tòa án có thể xem xét ai là người có quyền được nuôi con trực tiếp bao gồm:

  • Khả năng tài chính của cả hai người;
  • Nơi ở của hai người như thế nào? Có đảm bảo được điều kiện sống của con không?;
  • Quỹ thời gian của hai người dành cho việc dạy dỗ, quan tâm con;
  • Các tiêu chuẩn về sức khỏe của hai vợ chồng có đảm bảo khi nuôi con trực tiếp không;
  • Kèm theo những giấy tờ khác có lợi hoặc bất lợi chứng minh để Tòa án có thể giao con cho vợ hoặc chồng khi muốn nuôi con;

Và tất nhiên, trong trường hợp này thì ai là người không nuôi con trực tiếp sẽ là người đảm bảo cấp dưỡng đầy đủ cho người được cấp dưỡng.

Đối với trường hợp con trên 7 tuổi

Trường hợp này khi hai vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ xem xét các dữ kiện như khi tranh chấp quyền nuôi con từ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi, bên cạnh đó Tòa án còn phải xét thêm nguyện vọng của con như thế nào, muốn ở với ai, hoặc muốn ai là người trực tiếp nuôi dưỡng.

Thêm một yếu tố nữa là Tòa án sẽ xem xét mặt giới tính của con, từ đó quyết định ai là người phù hợp nuôi dạy con cái để đảm bảo phát triển toàn diện về mọi mặt cho con.

Nếu muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con thì phải làm thế nào?

Nếu một trong hai đương sự muốn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con cái thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Ngoài cha mẹ là người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng theo những điều kiện trên thì những cơ quan, tổ chức sau đây còn có quyền yêu cầu thay đổi:

  • Người thân thích: có thể là ông, bà nội ngoại, anh, chị, cô, cậu, dì, chú, bác ruột,…
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Lưu ý: Nếu muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con cũng phải xem xét nguyện vọng của con.

Luật sư giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con
Luật sư giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con

Thủ tục giành lại quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con cái

Hồ sơ chuẩn bị bao gồm

  • Đơn khởi kiện (mẫu đơn số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP);
  • Bản án/Quyết định ly hôn của Tòa án;
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu, căn cước công dân (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con như chứng cứ chứng minh về thu nhập, thời gian, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, nhân thân,…

Thủ tục giải quyết:

Khi gửi hồ sơ như vậy, thì có hai trường hợp xảy ra

Trường hợp thứ nhất, hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau việc thay đổi người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con:

Bước 1: Hai vợ chồng lập văn bản thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Bước 2: Nộp đơn yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con.

Bước 3: Tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu xét thấy việc thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp thứ hai, khi cả hai vợ chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con thì thủ tục sẽ được thực hiện như sau

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi vợ hoặc chồng đang cư trú hoặc nơi vợ hoặc chồng làm việc.

Bước 2: Nếu Tòa án nhận thấy đơn yêu cầu hợp lệ và đầy đủ chứng từ, hồ sơ thì Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.

Bước 4: Tòa án tiến hành xác minh hồ sơ, chứng cứ và mở phiên hòa giải.

Bước 5: Trường hợp phiên hòa giải không thành thì Tòa án mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự.

Tranh chấp quyền nuôi con khi hai vợ chồng ly hôn phải chờ bao lâu?

Tranh chấp về quyền nuôi con trong Hôn nhân gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự 2015 khi giải quyết. Căn cứ cơ sở pháp lý khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày có thông báo thụ lý của Tòa án nhân dân nơi giải quyết tranh chấp cho vợ chồng. Đây là quy định đối với trường hợp tranh chấp không có yếu tố nước ngoài và không được xét xử theo thủ tục rút gọn.

Trong trường hợp nếu có tranh chấp phát sinh hoặc có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc có tình tiết phức tạp cần phải làm rõ thì thời hạn xét xử có thể được gia hạn thêm tối đa là 02 tháng.

Những tranh chấp hôn nhân gia đình là một trong những loại vụ việc có thể phát sinh thêm các vấn đề tranh chấp trong khi chờ thời gian xét xử tại Tòa. Do đó, để tránh mất thời gian cũng như công sức đi lại nhiều của khách hàng, khách hàng nên liên hệ đến Hotline: 0982645619 để đội ngũ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con và các tranh chấp khác trong quá trình ly hôn hỗ trợ quý khách hàng nhanh nhất và vẫn đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Vì sao nên sử dụng Dịch vụ Luật sư để hỗ trợ giành quyền nuôi con

Sự đồng hành và hỗ trợ từ Luật sư sẽ giúp quý khách hàng với các lợi ích sau đây

  • Đảm bảo tối đa quyền lợi cho thân chủ; bảo mật tuyệt đối đời tư, thông tin khách hàng;
  • Xử lý nhanh chóng yêu cầu của khách hàng; giải đáp thắc mắc ngay lập tức mọi vấn đề về thủ tục, trình tự ly hôn giành quyền nuôi con; tư vấn cho khách hàng phương án ly hôn giành quyền nuôi con nhanh nhất;
  • Luật sư tư vấn các phương án giải quyết, phân tích ưu nhược điểm để khách hàng nắm rõ về vụ việc, tương quan của các bên trong vụ ly hôn giành quyền nuôi con;
  • Soạn hồ sơ, chuẩn bị tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp; đại diện cho khách hàng tham gia tố tụng.
  • Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí.

Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề Ly hôn tranh chấp quyền nuôi con giải quyết thế nào? Quý khách vui lòng liên hệ thông tin sau đây

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

  • Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
  • Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
0982645619 0982645619