• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Trong những năm gần đây, tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam – đặc biệt trong giới trẻ đang phát triển rất rầm rộ, nhiều bạn trẻ có những ý tưởng kinh doanh rất táo bạo, nhiều mô hình kinh doanh và sản phẩm mới được đánh giá cao trong thị trường khởi nghiệp thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn mở rộng kinh doanh, một số doanh nghiệp khởi nghiệp đã có những bước đầu thành công khá lớn,… Đây là một phong trào cũng như một động lực phát triển rất mạnh mẽ cho nền kinh tế đất nước.

Trong quá trình hình thành một mô hình start – up có rất nhiều hạng mục công việc quan trọng như nghiên cứu – lựa chọn sản phẩm, ngành kinh doanh, khảo sát thị trường, kêu gọi vốn,… thì pháp lý doanh nghiệp cũng là một phần công việc rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của start – up đặc biệt là lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

 

Trong bài viết này, Luật sư Thông trình bày một số loại hình doanh nghiệp mà các bạn khởi nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để có sự phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hiện tại ở Việt Nam có một số loại hình doanh nghiệp sau:

Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, một số ngành nghề có thể áp dụng mô hình Hộ kinh doanh – mặc dù không phải là doanh nghiệp, tuy nhiên, hộ kinh doanh cũng là một lựa chọn cho một số ngành hàng như F&B,…

Căn cứ pháp lý:

–        Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020;

–        Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;

–        Các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Công ty TNHH MTV

Công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.

+ Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là: trách nhiệm về tài chính của loại hình công ty này được giới hạn trong số vốn điều lệ mà công ty đăng ký. Có thể huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu.

+ Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này là: không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tài sản độc lập và có tư cách pháp nhân

+ Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là: trách nhiệm về tài chính của loại hình công ty này được giới hạn trong số vốn điều lệ mà công ty đăng ký, có thể huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu.

+ Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này là: không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty Cổ phần

Công ty Cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3, điều 120 và khoản 1 điều 127 Luật Doanh nghiệp.

+ Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là: các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp nên hạn chế được rủi ro phát sinh. Khả năng huy động vốn rất đa dạng thông qua việc phát hành cổ phiếu ra thị trường – đây là đặc điểm ưu việt của loại hình công ty này so với các loại hình công ty khác. Công ty này cũng không hạn chế về số lượng cổ đông tham gia nên khả năng huy động vốn rất lớn và đa dạng.

+ Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này là: việc vận hành, quản lý đối với loại hình doanh nghiệp này khá phức tạp do số lượng cổ đông có thể rất lớn, nhiều người không quen biết nhau, thậm chí định hướng và tư duy kinh doanh khác nhau dẫn đến phân hóa thành nhiều nhóm cổ đông với các quan điểm khác nhau, thậm chí là đối lập. Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế hơn do doanh nghiệp phải công khai và báo cáo với số lượng cổ đông rất lớn. Chế độ tài chính và các quy định liên quan đến phát hành cổ phiếu, huy động vốn rất phức tạp.

Công ty Hợp danh

Công ty Hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai người cùng góp vốn và danh nghĩa để hoạt động kinh doanh dưới cái tên chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ cũng như nghĩa vụ về tài sản phát sinh từ các hoạt động kinh doanh đó.

+ Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là: kết hợp được uy tín của nhiều cá nhân, do cơ chế chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên loại hình công ty này dễ có được sự tin tưởng của các đối tác. Bên cạnh đó, việc vận hành loại doanh nghiệp này khá đơn giản, do số lượng thành viên thường ít và những người có uy tín lớn với nhau. Đây là loại hình thường áp dụng đối với những ngành nghề có tính chuyên môn cao, uy tín nghề nghiệp là yếu tố quan trọng.

+ Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này là: chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn mang lại rủi ro lớn cho thành viên hợp danh. Ngoài ra, đặc điểm các thành viên hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật của Công ty cũng là một vấn đề khá hạn chế nếu họ không có chung quan điểm trong điều hành và phát triển doanh nghiệp. Thành viên hợp danh không được thành lập doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhânloại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu

+ Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là: chủ doanh nghiệp tư nhân toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình, vì chủ DNTN có trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp nên các đối tác dễ dàng tin tưởng hơn.

+ Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này là: không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, khó huy động vốn lớn. Các quyết định và định hướng dễ bị mang tính chủ quan do không được phản biện bởi một nhóm thành viên cùng lợi ích. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân, không được là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của Công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Hộ kinh doanh thường áp dụng cho các hoạt động, mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

Ở Việt Nam, tỷ lệ start up thất bại trong những năm gần đây dao động từ 90% – 95% trở lên. Điều đó đồng nghĩa với việc ngay từ khi bắt đầu khởi sự, start – up đã đối diện với tỷ lệ thất bại rất cao. Vì vậy, các thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ tính chất của các loại hình doanh nghiệp và lợi thế của các loại hình để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu phát triển của start – up. Điều này sẽ tạo cơ hội phát triển tốt cho start – up đồng thời có ý nghĩa quan trọng để giải quyết hậu quả, trách nhiệm liên đới của các thành viên khi thất bại.

Đặc biệt, ngoài vấn đề sản phẩm, mô hình kinh doanh, các start – up cần chú trọng các thủ tục giấy phép và pháp lý doanh nghiệp, nội bộ doanh nghiệp và pháp lý tuân thủ của doanh nghiệp để hạn chế các rủi ro pháp lý.

Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh:

Với mong muốn hỗ trợ quý khách hàng trong lựa chọn loại hình doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp và có những sự chuẩn bị tốt nhất trong quy cách hoạt động của doanh nghiệp, quý khách hàng cần hỗ trợ chi tiết vui lòng liên hệ Luật sư Thông qua thông tin liên hệ sau đây:

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

Tư vấn qua điện thoại/zalo: 0982645619

Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com

Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: 22 Đường E, Trung tâm hành chính Dĩ An, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

0982645619 0982645619