Hiện nay, trên lãnh thổ nước Việt Nam đặc biệt là các thành phố lớn, người lao động, sinh viên thuê nhà rất nhiều chiếm hầu hết 80% dân số, chủ yếu là để học tập và làm việc. Chính vì vậy, việc thuê nhà hiện nay vô cùng phổ biến. Kèm với những giao dịch dân sự thì có hợp đồng cho thuê, hợp đồng thuê nhà… Tuy nhiên, những hợp đồng này chỉ quy định về các nội dung chủ yếu về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thuê nhà, còn những vấn đề về hiện trạng nhà trước và sau thời gian cho thuê thì rất khó để tìm ra chứng cứ hợp lý nếu có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, việc lập vi bằng cho hoạt động này đã có nhiều người thực hiện. Cùng Luật sư Thông tìm hiểu về dịch vụ Lập vi bằng đối với nhà cho thuê qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Vi bằng là gì?
Vi bằng là văn bản ghi nhận lại sự kiện, hành vi, tính chất của sự việc có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.
Vi bằng là một dạng tài liệu bằng văn bản với nhiều hình thức các tài liệu kèm theo có thể là hình ảnh, âm thanh, video…Thừa phát lại sẽ chứng kiến một cách trung thực, khách quan và lập tài liệu trong đó bao gồm phần mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng.
Hiện nay, việc lập vi bằng trên thực tế được chia làm 2 loại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng.
- Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được lập trong một số tình huống như: Hành vi giao nhận tiền, tài sản; Hành vi từ chối thực hiện công việc mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện; Hành vi đưa tin vu khống…
- Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc ghi nhận di sản thừa kế; tính trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của một người; tình trạng các tài sản liền kề trước khi bắt đầu xây dựng công trình,…
Vi bằng phải đáp ứng các điều kiện về mặt khách quan và tính trung thực, có nghĩa là Thừa phát lại phải trực tiếp tự mình chứng kiến các sự kiện cũng như các hiện trạng sự kiện cần lập vi bằng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Do đó, thư ký nghiệp vụ không còn được ghi nhận có thể giúp Thừa phát lại trong việc lập vi bằng theo quy định pháp luật hiện hành.
Vi bằng cho thuê nhà
Trên thực tế, bên thuê có thể thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn nhà cửa vì đó không phải là tài sản của chính họ. Việc này khiến cho nhà bị xuống cấp nghiêm trọng mà không bên nào nhận nghĩa vụ về phía mình. Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên và chứng minh được hiện trạng trước khi cho thuê, chủ sở hữu nếu thấy cần thiết thì tiến hành lập vi bằng để Thừa phát lại ghi nhận lại hiện trạng tài sản bằng văn bản có giá trị pháp lý trước và sau khi cho thuê.
Vi bằng cho thuê nhà của Thừa phát lại sẽ ghi nhận, mô tả một cách chi tiết và cụ thể hiện trạng nhà đất. Kèm theo vi bằng của Thừa phát lại trong trường hợp này có thể là hình ảnh, video. Vi bằng cho thuê nhà là một tài liệu quan trọng giúp chứng minh cho yêu cầu của bạn đối với bên đối lập tại cơ quan nhà nước khi xảy ra tranh chấp.
Bên cho thuê nên tiến hành lập vi bằng sớm để hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra. Lập vi bằng trước khi cho thuê nhà cũng nhằm giúp các bên sẽ có trách nhiệm hơn trong hành vi của mình, đồng thời nếu có vi phạm xảy ra và hai bên có tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền cũng có cơ sở rõ ràng để xử lý bên vi phạm.
Vi bằng do Thừa pháp lại lập được xem là nguồn chứng cứ khi Tòa án giải quyết tranh chấp.
Vi bằng có giá trị như thế nào?
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP:
- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác;
- Vi bằng là một nguồn chứng cứ để Tòa án giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Vi bằng là văn bản ghi nhận lại các sự kiện có thật, đã được tiến hành, không có ý nghĩa đảm bảo cho các giao dịch.
Trong quá trình xử lý và giải quyết vụ việc tranh chấp. Tòa án và Viện kiểm sát nếu thấy cần thiết thì có thể triệu tập Thừa pháp lại cũng các tổ chức, cá nhân liên quan để làm rõ tính xác thực của vi bằng.
Thủ tục lập vi bằng đối với nhà cho thuê
Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng
Người yêu cầu lập vi bằng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng như: CCCD, các giấy tờ nhân thân khác. Thừa phát lại tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và xác nhận sự kiện, hành vi cần lập vi bằng có điều kiện và có đúng theo quy định của pháp luật về những trường hợp được lập vi bằng không không.
Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng
Người yêu cầu lập vi bằng thỏa thuận với Thừa phát lại các nội dung chủ yếu sau:
- Nội dung cần lập của vi bằng;
- Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
- Chi phí lập vi bằng;
- Các thỏa thuận khác (nếu có).
Việc thỏa thuận lập vi bằng sẽ được lập thành 02 bản, người có yêu cầu lập vi bằng sẽ giữ 01 bản và Thừa phát lại sẽ giữ 01 bản.
Bước 3: Tiến hành lập vi bằng
Thừa phát lại sẽ phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và sẽ phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận lại sự kiện, hành vi trong vi bằng phải đảm bảo tính khách quan và trung thực của tình huống.
Nếu thấy cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Nội dung chủ yếu của vi bằng:
- Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; Họ và tên Thừa phát lại;
- Thông tin cá nhân của người yêu cầu lập vi bằng như Họ và tên, địa chỉ và nội dung yêu cầu;
- Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
- Chữ ký và có đóng dấu văn phòng thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến sự kiện lập vi bằng (nếu có) và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự chính xác và hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Người yêu cầu lập vi bằng phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng và được Thừa phát lại giải thích rõ về các giá trị pháp lý của vi bằng.
Thừa phát lại lý vào từng trang, đóng dấu và ghi vào sổ vi bằng.
Bước 4: Giao vi bằng đã lập cho người yêu cầu và gửi Vi bằng đến Sở tư pháp
Vi bằng được gửi cho người cầu và đồng thời được lưu trữ tại văn phòng thừa phát lại theo đúng quy định về lưu trữ. Trước khi giao vi bằng, khách hàng ký vào sổ bàn giao và thanh lý thỏa thuận vi bằng.
Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng. Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu kèm theo (nếu có) đến Sở tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để ghi vào sổ đăng ký.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở tư pháp vào Sổ đăng ký vi bằng.
Chi phí lập vi bằng
Chi phí do hai bên và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Văn phòng thừa phát lại và bên yêu cầu có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí trên thực tế phát sinh như: chi phí đi lại, phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí bồi dưỡng…
Trên đây là các vấn đề cơ bản xung quanh việc lập vi bằng nếu có yêu cầu của một bên nào đó có tài sản nhằm bảo đảm việc giải quyết tranh chấp dễ dàng nếu sau khi cho thuê nhà gây tổn thất, xuống cấp cơ sở nhà ở của mình. Chúng tôi đã đề cập đến khái niệm của vi bằng, nên lập vi bằng khi nào và hồ sơ cũng như thủ tục để tiến hành lập vi bằng… Nếu quý khách hàng cần tư vấn thêm những vấn đề liên quan đến lập vi bằng đối với nhà cho thuê. Hãy liên hệ ngay đến Luật sư Thông qua địa chỉ sau:
- Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
- Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Kết nối MXH