• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty hiện nay được quy định như thế nào?  Bài viết dưới đây Luật sư Thông sẽ hướng dẫn và cung cấp chi tiết các trình tự, điều kiện, thủ tục mẫu hồ sơ để bạn đăng ký thành lập công ty TNHH, thành lập công ty cổ phần.

Hồ sơ thành lập công ty

Thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty TNHH hay bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện theo hai hình thức là nộp hồ sơ qua mạng và nộp hồ sơ trực tiếp. Hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ nhận hồ sơ bằng hình thức nộp qua mạng.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:

  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện theo pháp luật);
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên, người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp
Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp

Thủ tục, quy trình đăng ký thành lập công ty hiện nay

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty

Tuy hồ sơ thành lập doanh nghiệp có thể nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT, nhưng hầu hết các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương… chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng. Do vậy, để tránh mất thời gian, bạn nên xác nhận hình thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành nơi doanh nghiệp thành lập trước khi thực hiện.

Trình tự các bước nộp hồ sơ qua mạng

Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập thông tin tại Cổng thông tin quốc gia;

Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;

Bước 3: Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;

Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm;

Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ.

Thời gian giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp

Trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn chỉ cần in giấy biên nhận (không cần nộp bộ hồ sơ gốc) và nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo phản hồi của Sở KH&ĐT và tiến hành nộp lại theo 05 bước như trên.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Để có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng các vấn đề sau:

Xác định loại hình công ty, doanh nghiệp

Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam: Công ty cổ phần, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Đặt tên doanh nghiệp

  • Tên công ty gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Lưu ý tên riêng của các công ty trên lãnh thỗ Việt Nam không được trùng nhau.
  • Tên công ty có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc.
  • Theo nghị định 01/2021 về Đăng ký doanh nghiệp thì quyết định của Phòng đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

Địa chỉ trụ sở công ty

  • Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty;
  • Địa chỉ công ty nếu là chung cư, căn hộ thì phải có giấy tờ chứng minh chung cư, căn hộ đó có phần diện tích dùng làm khu văn phòng, phải có hợp đồng thuê văn phòng bạn ký trực tiếp với chủ đầu tư,… rất phức tạp và mất nhiều thời gian.

Ngành nghề kinh doanh

Để thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập, bạn cần xác định mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai (tránh việc phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau này, vừa mất thời gian, chi phí lại ảnh hưởng tiến độ kinh doanh).

Vốn điều lệ công ty

Dù không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu và doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ dưới bất cứ hình thức nào, nhưng vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết nghĩa vụ tài chính với đối tác, khách hàng… Do vậy, vốn điều lệ càng cao càng chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp và tạo lòng tin với các đối tác, khách hàng.

Tùy vào ngành nghề mà vốn pháp định sẽ được yêu cầu cụ thể.

Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện pháp luật là người chịu trách nhiệm với luật pháp về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của công ty thường là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh, đại diện cho doanh nghiệp ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, cá nhân hay tổ chức khác.

Chức danh của người đại diện theo pháp luật thường là giám đốc/tổng giám đốc/chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn cho phép người đại diện pháp luật không cần giữ bất kỳ chức danh nào tại doanh nghiệp.

Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tuy không khá khó, nhưng điều kiện cũng như các lưu ý khi mở rộng công ty lại phức tạp. Vậy nên để tiết kiệm thời gian và chi phí quý khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

  • Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
  • Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
0982645619 0982645619