Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm như một lời đảm bảo của thương nhân kinh doanh thực phẩm trên phạm vi toàn quốc, sự quản lý của nhà nước đối với người tiêu dùng. Giúp giảm thiểu, ngăn chặn đến mức thấp nhất các nguy cơ về an toàn thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng. Luật sư Thông – Dịch vụ xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hồ sơ, quy trình thủ tục tiến hành thủ tục liên quan, sẵn sàng đồng hành cùng bạn với dịch vụ pháp lý tốt nhất.
Mục lục
Vì sao phải xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?
Căn cứ theo Luật An Toàn Thực Phẩm 55/2010/QH12 quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tiến hành làm thủ tục xin Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (Sau đây gọi tắt là Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm).
Bên cạnh đó, Nghị định 15/2018/ NĐ – CP (có hiệu lực ngày 02 tháng 02 năm 2018) quy định những đơn vị đang sản xuất và kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải đăng ký xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tại Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về đối tượng, điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cụ thể như sau:
Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này; b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
- Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo đó, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải xin Giấy phép ATVSTP mà vẫn có một số trường hợp ngoại lệ Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/ NĐ – CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2010 có liệt kê một số cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Thành phần hồ sơ xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định hồ sơ xin Giấy chứng nhận cơ sở
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Bản sao công chứng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Trình tự và thủ tục xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Khoản 3 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 và khoản 2 Điều 29 Nghị định 15/2018/ NĐ – CP quy định rất rõ về trình tự cấp Giấy phép ATVSTP như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm):
- Trong trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thời gian cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trong trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở không đạt yêu cầu, Đoàn thẩm định ghi rõ nội dung không đạt yêu cầu trong biên bản thẩm định để cơ sở khắc phục. Sau khi khắc phục, cơ sở gửi thông báo kết quả khắc phục bằng văn bản đến Đoàn thẩm định. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kết quả khắc phục, đoàn thẩm định có trách nhiệm xem xét để trình Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Quá thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc thẩm định, nếu cơ sở không hoàn thành việc khắc phục theo yêu cầu và thông báo kết quả khắc phục tới Đoàn thẩm định thì hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe không còn giá trị.
Cách thức liên hệ Luật sư hỗ trợ thủ tục xin Giấy phép
Luật sư Thông sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục xin Giấy phép, cụ thể:
– Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu sản phẩm, nước đá, nước sinh hoạt;
– Tiếp đoàn thẩm định và làm việc với đoàn thẩm định;
– Khảo sát cơ sở và tư vấn để khắc phục những tồn tại, những điểm chưa hợp lý;
– Soạn hồ sơ và đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng;
– Hướng dẫn thực hiện lưu mẫu. Cách ghi sổ kiểm thực 3 bước, sổ lưu mẫu;
– Hỗ trợ đưa nhân viên đi khám sức khỏe.
Thủ tục xin Giấy phép ATVSTP nhìn có vẻ đơn giản nhưng nếu không có sự am hiểu và kiến thức kinh nghiệm nhất định sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn phát sinh, kéo dài thời gian gây tốn kém rất nhiều thời gian và công sức.
Hãy liên hệ với Luật sư Thông để nhận được dịch vụ pháp lý tốt nhất.
- Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
- Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Kết nối MXH