• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến, được nhiều người lựa chọn để thành lập doanh nghiệp vậy tại sao công ty hợp danh lại được sự lựa chọn tin cậy của các doanh nghiệp, đội ngũ pháp lý tại Luật sư Thông sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh.

Công ty hợp danh là gì?

Để thành lập công ty hợp danh thì các doanh nghiệp cần am hiểu về loại hình mình dự trù thành lập vậy, thành lập công ty hợp danh thì phải làm như thế nào đang là điều băn khoăn trăn trở của các doanh nghiệp.

Tại khoản 1 điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty Hợp danh cụ thể:

Điều 177. Công ty hợp danh

  1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Vậy căn cứ vào quy định trên khác các loại hình doanh nghiệp khác tức là số lượng tối thiểu phải có khi muốn thành lập công ty hợp danh điều kiện cần đủ phải có ít nhất hai thành viên trở lên, và sẽ có thêm không chỉ riêng thành viên hợp danh mà còn có thêm thành viên góp vốn. Mặt khác loại hình này lưu ý khi thành lập công ty hợp danh, với thành viên hợp danh chỉ duy nhất cá nhân có quyền thành lập và không được áp dụng cho tổ chức, trách nhiệm tài sản thuộc về mình với nghĩa vụ công ty. Thành viên góp vốn không phân biệt cá nhân hay tổ chức. Tuy cũng là một loại hình doanh nghiệp là công ty nhưng đa dạng hơn về thành viên thành lập công ty hợp danh. Thành viên góp vốn tức số vốn góp bao nhiêu tự chịu trách nhiệm về phần vốn góp của mình tại công ty.

Quyền và nghĩa vụ của các thành viên khi thành lập công ty hợp danh

Điều 187. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn (Luật Doanh nghiệp 2020)

  1. Thành viên góp vốn có quyền sau đây:

a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;

b) Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;

c) Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;

d) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

đ) Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;

e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;

g) Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

h) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

   2. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây:

a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;

b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;

c) Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;

d) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh (Luật Doanh nghiệp 2020)

  1. Thành viên hợp danh có quyền sau đây:

a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

b) Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

c) Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;

đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;

e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

i) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

  2. Thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây:

a) Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;

b) Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

c) Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

d) Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;

đ) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

e) Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

g) Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;

h) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Dịch vụ thành lập công ty hợp danh
Dịch vụ thành lập công ty hợp danh

Hồ sơ cần chuẩn bị thành lập công ty hợp danh 

Giấy tờ cá nhân và thông tin cần cung cấp: bản sao CCCD các thành viên góp vốn hoặc hộ chiếu của các thành viên hợp danh, Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền để thực hiện việc nộp và nhận hồ sơ thay cho chủ doanh nghiệp khi có yêu cầu về dịch vụ thành lập công ty hợp danh. Số lượng thành viên hợp danh và thành viên góp vốn để thành lập công ty hợp danh, số vốn góp, nơi đặt trụ sở, thông tin.

Giấy tờ pháp lý: Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty hợp danh, Dự thảo điều lệ doanh nghiệp, Danh sách thành viên công ty hợp danh.

Hình thức thực hiện thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty hợp danh nhanh nhất.

Nhằm để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay được chủ động vào việc thành lập công ty hợp danh được nhanh nhất và tiết kiệm về chi phí thời gian hình thức nộp hồ sơ khá phổ biến gồm:

  • Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh;
  • Nộp thông qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;
  • Nộp gửi qua bưu chính và nhận kết quả tại nhà;
  • Nộp bản chính trực tiếp lên cổng dịch vụ và nộp bản giấy để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Dịch vụ thành lập công ty hợp danh tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Tư vấn hồ sơ thành lập công ty hợp danh tại TPHCM;
  • Dịch vụ nhận nộp hồ sơ thành lập công ty hợp danh;
  • Dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý cho khách hàng;
  • Giao hồ sơ tận tay tận nhà cho khách hàng;
  • Nhận thành lập công ty hợp danh trọn gói;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty nhanh nhất bao gồm.

Dịch vụ trọn gói thành lập doanh công ty hợp danh tại TP.HCM bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh;
  • Con dấu công ty;
  • Biển hiệu công ty;
  • Thông báo phát hành mẫu dấu;
  • Chữ ký số khai báo thuế điện tử;
  • Công bố thông tin trên cổng doanh nghiệp quốc gia khi thành lập công ty hợp danh;
  • Hồ sơ thuế kê khai ban đầu;
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng;
  • Dịch vụ kế toán, dịch vụ thuế hàng tháng, báo cáo quý tháng, năm.

Trên đây là quan điểm pháp lý của chúng tôi: Với phương châm “Việc của khách hàng là việc của chúng tôi” chúng tôi luôn lắng nghe, tư vấn hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề, cùng đội ngũ Luật sư tâm huyết dày dặn kinh nghiệm, là đơn vị hàng đầu khi thực hiện dịch vụ thành lập công ty hợp danh nhanh, rẻ, tiết kiệm chi phí trọn gói, mọi vướng mắc quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

  • Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
  • Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
0982645619 0982645619