Trong thời kỳ hậu Covid hiện nay, nền kinh tế suy thoái kéo theo là sự giảm sút về thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Không ít người chọn cách vay tiền hoặc tài sản từ một chủ thể khác như người quen, tổ chức tín dụng để nhanh chóng giải quyết vấn đề khó khăn trước mắt. Việc nắm rõ các quy định liên quan đến hợp đồng vay tiền không chỉ bảo vệ chúng ta khi đi vay mà còn giúp bảo đảm quyền lợi khi chúng ta là bên cho vay. Ngoài ra, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng vay, các bên phải thật sự cẩn trọng và việc tìm kiếm một dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng vay là điều hoàn toàn cần thiết.
Bài viết phân tích quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến hợp đồng vay tài sản, thế nào là tranh chấp hợp đồng vay tài sản, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
Mục lục
- 1 Quy định của pháp luật về Hợp đồng vay tài sản
- 2 Đối tượng và hình thức của hợp đồng vay tài sản
- 3 Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là gì
- 4 Các tranh chấp hợp đồng vay tài sản thường gặp
- 5 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
- 6 Thời hiệu khởi kiện khi xảy ra tranh chấp hợp đồng vay tài sản
- 7 Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng vay
Quy định của pháp luật về Hợp đồng vay tài sản
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Theo đó, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Đối tượng và hình thức của hợp đồng vay tài sản
Thông thường, đối tượng của hợp đồng vay tài sản là 1 khoản tiền. Tuy nhiên trong thực tế đối tượng còn có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc 1 số lượng tài sản khác. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản được chuyển từ bên cho vay sang bên vay làm sở hữu. Bên vay có quyền định đoạt tài sản vay. Khi hết hạn hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia một tài sản khác cùng loại với tài sản vay hoặc số tiền đã vay.
Hình thức của hợp đồng vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trường hợp cho vay bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng, bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định.
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là gì
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vay, ví dụ như việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận. Hoặc cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng….
Các tranh chấp hợp đồng vay tài sản thường gặp
Tranh chấp hợp đồng vay tài sản tài sản là một trong những loại tranh chấp xảy ra nhiều nhất và ngày càng phức tạp. Trên thực tế, có thể bắt gặp các dạng tranh chấp hợp đồng vay tài sản phổ biến như sau:
- Tranh chấp hợp đồng vay tài sản liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng;
- Tranh chấp hợp đồng vay tài sản do không có giấy giao nhận tiền;
- Tranh chấp hợp đồng vay tài sản phát sinh khi bên vay chậm trả nợ;
- Tranh chấp hợp đồng vay tài sản về lãi suất cho vay;
- Tranh chấp hợp đồng vay tài sản liên quan đến tài sản bảo đảm khoản vay;
- Tranh chấp phát sinh do hình thức giả tạo của hợp đồng vay tài sản.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Hồ sơ khởi kiện
Người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu liên quan quy định tại Điều 189, 91, 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
- Đơn khởi kiện: đơn phải thỏa mãn nội dung theo Điều 189 BLTTDS 2015 (mẫu 23-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP);
- CMND hoặc hộ khẩu của người khởi kiện, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký hoạt động (nếu người khởi kiện/bị kiện là doanh nghiệp);
- Tài liệu liên quan tới nội dung vụ việc như hợp đồng hoặc văn bản tài liệu có giá trị như một giao dịch vay tài sản, tài liệu, chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay, chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi trong hạn của bên vay,….
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Để có thể nhanh chóng giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, có thể thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp theo trình tự các bước sau đây:
Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ như trên và nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
Theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
Nộp trực tiếp tại Tòa án;
Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Thụ lý vụ án
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này. (căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được quy định như sau:
04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).
Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Trường hợp Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét và giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Thời hiệu khởi kiện khi xảy ra tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Theo quy định, thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng cho vay là 03 (ba) năm. Tuy nhiên, trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện nếu:
- Bên vay đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người cho vay;
- Bên vay thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người cho vay;
- Các bên đã tự hòa giải với nhau.
Lúc này thời hiệu khởi kiện sẽ bắt đầu lại từ đầu tại thời điểm ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện thừa nhận hoặc hòa giải ở trên.
Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng vay
Liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, Luật sư Thông sẽ giúp Quý khách hàng hóa giải những khó khăn, vướng mắc liên quan thông qua các dịch vụ pháp lý như sau:
- Tư vấn về chiến lược giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp hợp đồng vay tài sản;
- Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng cụ thể;
- Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu theo đúng thủ tục luật định;
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước tòa án trong phiên xét xử;
- Tranh tụng để bảo vệ cho thân chủ của mình trước Tòa án bằng kiến thức chuyên môn;
- Đại diện cho khách hàng trong việc đàm phán giải quyết tranh chấp với bên tranh chấp;
- Đại diện theo ủy quyền hoặc là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự.
Bài viết trên của Luật sư Thông đã phần nào cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản như: tranh chấp hợp đồng vay được pháp luật quy định như thế nào, các loại tranh chấp hợp đồng vay tài sản cũng như trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp. Đồng thời, giới thiệu đến Quý khách hàng các dịch vụ pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng vay mà Luật sư Thông đang cung cấp.
Liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng vay qua thông tin sau
- Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
- Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Kết nối MXH