• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn luôn là vấn đề mà thường xuyên xảy ra khi các cặp vợ chồng ly hôn. Quyền sử dụng đất có giá trị lớn nên việc phân chia ảnh hưởng lớn đến quyền lợi các bên nên pháp luật có những quy định cụ thể về phân chia quyền sử dụng đất. Bài viết sau đây Luật sư Thông sẽ làm rõ quy định về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn.

Quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho từ chủ thể có quyền.

Người sử dụng đất có các quyền:

  • Quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;
  • Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;
  • Khiếu nại, tố cáo khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất… theo quy định của pháp luật về đất đai.

Khi nào quyền sử dụng đất là tài sản chung

Xác định theo quy định của pháp luật

Căn cứ các quy định về tài sản chung của vợ chồng tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Nghị đinh 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, thì quyền sử dụng đất có được trong thời kì hôn nhân là tài sản chung khi:

  • Được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giao có thu tiền sử dụng đất cho vợ chồng;
  • Được Nhà nước cho thuê đất (tiền dùng để trả tiền thuê đất là tài sản chung;
  • Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (tiền trả cho bên chuyển nhượng là tài sản chung);
  • Được thừa kế chung, tặng cho chung;
  • Quyền sử dụng đất là tài sản riêng nhưng có thỏa thuận làm tài sản chung;
  • Quyền sử dụng đất có được bằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng;
  • Không có căn cứ chứng minh là tài sản riêng thì quyền sử dụng đất là tài sản chung.

Xác định theo sự thỏa thuận

Trong thời kì hôn nhân pháp luật cho phép vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận (Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình). Khi đó việc phân định tài sản riêng chung sẽ tuân theo thỏa thuận nếu thỏa thuận đó được xác lập đúng theo quy định của pháp luật.

Khi nào quyền sử dụng đất là tài sản chung?
Khi nào quyền sử dụng đất là tài sản chung?

Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

Quyền sở hữu đất đai là một trong những tài sản quan trọng nhất trong cuộc sống của mọi cặp vợ chồng. Khi ly hôn, quyền sử dụng đất được pháp luật quy định riêng tại Điều 62 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cụ thể như sau:

Thứ nhất, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó

Thứ hai, đối với việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

  • Đối với đất nông nghiệp trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
  • Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
  • Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 Luật này;
  • Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

Thứ ba, trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bển không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.

Như vậy, có thể thấy việc chia quyền sử dụng đất sẽ được dựa vào loại đất mà vợ chồng đang sỡ hữu.

Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được quy định như thế nào?
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được quy định như thế nào?

Một số câu hỏi liên quan

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân được quy định như thế nào?

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình, theo đó:

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày quyết định, bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp nào phải đăng ký quyền sử dụng đất?

Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

  • Người đang sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
  • Người nhận chuyển quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửa đất;
  • Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

Thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất với mục đích gì?

Mục đích đăng ký quyền sử dụng đất nhằm ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.

Thời gian cấp lại Sổ đỏ là bao lâu?

Theo quy định tại điểm q khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau:

“q) Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày;”.

Như vậy, trong trường hợp mất Sổ đỏ, thời gian cấp lại Sổ đỏ không quá 10 ngày.

Nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất ở đâu?

Nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất ở Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có sự tranh chấp về quyền sử dụng đất. Bạn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thời hạn nộp tiền án phí ly hôn cấp sơ thẩm khi tranh chấp đất đai là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Thông tin liên hệ

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

0982645619 0982645619