• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Thực tế thời gian qua cho thấy, tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp và hầu hết phải đưa ra giải quyết bằng con đường Tòa án. Vậy trước khi quyết định khởi kiện tranh chấp đất đai, ngoài việc lưu ý vấn đề về hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp thì chi phí để tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai cũng được xem là vấn đề quan trọng mà người khởi kiện cần thiết phải dự liệu, cân nhắc kỹ lưỡng. Với kinh nghiệm nhiều năm thông qua các lĩnh vực tư vấn, đại diện và bảo vệ quyền lợi của Quý khách hàng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, Luật sư Thông xin đưa ra một số thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi “Chi phí kiện tụng đất đai hết bao nhiêu tiền?”.

Mức tạm ứng án phí và án phí khi kiện tụng đất đai

Tạm ứng án phí

Nhằm bảo đảm cho việc tạm chi những chi phí ban đầu, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp thì pháp luật quy định một khoản tiền mà người khởi kiện cần phải biết để có sự chuẩn bị trước đó là tiền tạm ứng án phí khi quyết định khởi kiện tranh chấp đất đai ra Tòa án để giải quyết.

Căn cứ vào khoản 1, Điều 143 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Số tiền tạm ứng án phí được Tòa án ghi rõ trong Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tòa án sẽ gửi cho đương sự. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo này, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và nộp cho TAND biên lai tiền tạm ứng án phí.

Căn cứ vào Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì mức tạm ứng án phí đối với vụ án tranh chấp đất đai được xác định như sau:

  • Đối với vụ án tranh chấp đất đai không có giá ngạch: Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng với mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Theo đó, mức án phí dân sự sơ thẩm của vụ án dân sự không có giá ngạch là 300.000 đồng.
  • Đối với vụ án tranh chấp đất đai có giá ngạch: Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Án phí

Bên cạnh tiền tạm ứng án phí, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 còn có quy định về án phí, theo đó án phí là khoản tiền mà đương sự phải nộp khi Tòa án đã giải quyết vụ án. Theo khoản 2 Điều 143 BLTTDS 2015, án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm. Tùy từng vụ án đất đai mà Tòa án thụ lý, giải quyết thì sẽ có mức án phí khác nhau. Án phí kiện tụng đất đai sẽ được tính dựa trên nội dung tranh chấp và giá trị tài sản đất đai tranh chấp. Số tiền án phí đương sự phải nộp sẽ được Hội đồng xét xử ghi rõ trong phần Quyết định của Bản án.

Theo danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, án phí dân sự sơ thẩm trong khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai như sau:

1 Án phí dân sự sơ thẩm
1.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng
1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Ví dụ: Phần đất đang tranh chấp có giá trị là 1 tỷ đồng thì mức án phí được tính như sau: 36 triệu đồng + (3% x 200 triệu đồng) = 42 triệu đồng án phí; tiền tạm ứng án phí là 21 triệu đồng.

Thuê Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Thuê Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Chủ thể có nghĩa vụ đóng tạm ứng án phí, án phí kiện tụng đất đai

Nghĩa vụ đóng tạm ứng án phí tranh chấp đất đai

  • Nguyên đơn trong vụ án về tranh chấp đất đai phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
  • Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

(Dựa vào Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

Nghĩa vụ đóng án phí tranh chấp đất đai

  • Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm;
  • Trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận thì bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm;
  • Trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận thì nguyên đơn phải chịu án phí.
  • Trường hợp yêu cầu của nguyên đơn chỉ được Tòa án chấp nhận một phần thì nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận, bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

(Dựa vào Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

Ngoài ra, theo khoản 2, Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

  • Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
  • Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai

  • Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013;
  • Biên bản hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
  • CMND/CCCD của người khởi kiện (bản sao chứng thực);
  • Giấy xác nhận cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân (bản sao chứng thực);
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan (nếu có).

Chi phí thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để kiện tụng đất đai

Sở dĩ việc giải quyết vụ án tranh chấp đất đai thường kéo dài, một phần là do phát sinh từ người khởi kiện thiếu kinh nghiệm trong việc soạn hồ sơ cũng như thu thập tài liệu, chứng cứ sao cho đúng, sao cho đầy đủ. Để khắc phục nguyên nhân này thì người khởi kiện cần đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn luật khi tiến hành khởi kiện tranh chấp đất đai để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì thế, chi phí kiện tụng đất đai còn phải kể đến các chi phí sau:

Phí soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Đơn khởi kiện được coi là phương tiện truyền tải những mong muốn của người khởi kiện đến Tòa án để xem xét, bảo vệ quyền lợi của mình. Có thể thấy rằng, đơn khởi kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi người khởi kiện quyết định khởi kiện tranh chấp đất đai. Tòa án có thể trả lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu đơn khởi kiện không đầy đủ nội dung hoặc nội dung không hợp lệ.

Vì vậy, nhằm tránh mất thời gian do bị trả hoặc bổ sung đơn khởi kiện, nếu trường hợp người khởi kiện chưa có kinh nghiệm thì nên nhờ đến các Công ty Luật để được tư vấn, hướng dẫn soạn thảo và sử dụng dịch vụ soạn thảo của Công ty. Về phí soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ tùy thuộc vào độ phức tạp của nội dung tranh chấp; và phụ thuộc vào biểu phí của từng tổ chức hành nghề Luật sư…

Phí thu thập tài liệu, chứng cứ

Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi xảy ra tranh chấp đất đai thì các chủ thể cần phải có đầy đủ chứng cứ để chứng minh, trong đó chứng minh nguồn gốc đất được xem là vấn đề rất quan trọng. Các giấy tờ về nguồn gốc đất như Bản đồ địa chính; Sổ kiến điền; Sổ mục kê;… thường được lưu giữ ở cơ quan quản lý đất đai. Tuy nhiên, thực tế việc thu thập chứng cứ từ các cơ quan, tổ chức này thường rất khó, không phải đương sự nào cũng có thể tự thu thập được.

Để được cung cấp hồ sơ đất, người khởi kiện cần tuân theo trình tự, thủ tục nhất định. Người khởi kiện cần thiết có sự hỗ trợ từ những Luật sư có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước cũng như có chuyên môn cao trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai.

Phí thu thập tài liệu, chứng cứ được dựa trên độ phức tạp của tranh chấp đất đai; giá trị tài sản, đất đai tranh chấp; trình độ, kinh nghiệm của Luật sư; biểu phí của từng tổ chức hành nghề Luật sư;… Về vấn đề này, người khởi kiện cần có sự thỏa thuận, trao đổi nội dung rõ ràng với các đơn vị tư vấn luật để tranh chấp đất đai của mình được giải quyết một cách tối ưu nhất.

Phí thẩm định, định giá phần đất tranh chấp

Để vấn đề tranh chấp đất đai được giải quyết tại Tòa án một cách thuận lợi, chính xác thì thẩm định giá đất có vai trò đặc biệt quan trọng phục vụ mục đích chính đáng của các bên liên quan. Trường hợp những tranh chấp đất đai có yêu cầu giải quyết về giá trị tài sản thì Tòa án sẽ yêu cầu tiến hành việc thẩm định, định giá tài sản. Đây được coi là nguồn chứng cứ thu thập tin cậy trong việc giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc thẩm định, định giá tài sản do Tòa án chỉ định tiến hành hoặc do các bên thỏa thuận lựa chọn. Chi phí thẩm định, định giá tài sản sẽ tùy vào nội dung vụ việc cũng như giá trị tài sản mà có phí thẩm định, định giá tài sản khác nhau.

Chi phí kiện tụng đất đai sẽ tùy theo từng vụ việc cụ thể
Chi phí kiện tụng đất đai sẽ tùy theo từng vụ việc cụ thể

Chi phí thuê Luật sư để giải quyết tranh chấp đất đai

Xuất phát từ tính chất của việc giải quyết tranh chấp đất đai khá đa dạng & phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cũng như đời sống của mỗi bên tranh chấp nên cần thiết có sự hỗ trợ từ những Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực đất đai để giúp khách hàng tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề giải quyết tranh chấp của mình. Khi xảy ra tranh chấp đất đai, nếu Quý khách hàng không thể tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cần người có sự am hiểu pháp luật cùng đồng hành trong các giai đoạn tố tụng thì có thể tìm đến Luật sư Thông – Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai luôn sẵn sàng đồng hành cũng Quý khách hàng với trách nhiệm và chữ tín đi đầu. So với chi phí thuê Luật sư soạn thảo đơn khởi kiện thì chi phí thuê Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa sẽ tùy độ phức tạp của từng vụ việc mà mức phí dịch vụ luật tranh tụng sẽ khác nhau.

Để được trao đổi trực tiếp với Luật sư Thông, chúng tôi khuyến nghị Quý khách hàng liên hệ trực tiếp với Luật sư tại địa chỉ: A11 KTTTDTT số 248 Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương nhằm được đạt được sự thống nhất hướng giải quyết, cũng để phía Luật sư có thể tiếp cận hồ sơ, tài liệu, chứng cứ một cách khách quan, xem xét kỹ càng và đưa ra lời tư vấn khả quan nhất, bảo vệ tối đa lợi ích khách hàng.

Ngoài ra, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ với Luật sư Thông qua địa chỉ Email: thongnguyen.legal@gmail.com hoặc thông qua Điện thoại/Zalo của Luật sư: 0982645619

Như vậy, trong vụ kiện tụng đất đai, ngoài án phí thì đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai còn phải tốn các khoản chi phí khác như: chi phí thu thập chứng cứ, chi phí thuê Luật sư…Trên thực tế, các chi phí này là không hề nhỏ nên Quý khách hàng cần thiết có sự tính toán, dự liệu các khoản chi phí trên cũng như xem xét kỹ lưỡng về nội dung khởi kiện, các tài liệu, chứng cứ cần có để tranh chấp đất đai của mình được giải quyết một cách nhanh chóng và có hiệu quả cao.

Trên đây là nội dung bài viết “Chi phí kiện tụng đất đai hết bao nhiêu tiền?”. Để biết thêm thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ Luật sư Thông để được tư vấn hỗ trợ.

0982645619 0982645619