“Tấc đất tấc vàng” chính là sự khẳng định rằng đất đai là tài sản có giá trị lớn của con người. Cũng bởi đất đai mang lại giá trị lớn nên đã xảy ra nhiều vấn đề tranh trấp trong cuộc sống đặc biệt các vấn đề về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Có một số người dân chưa thực sự hiểu rõ về pháp luật nên luôn nghĩ tài sản đất đai của cha mẹ chết đi thì con cái đương nhiên sẽ được hưởng. Vậy những ai sẽ là người được hưởng di sản là quyền sử dụng đất? Trong phạm vi bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp những thông tin liên quan đến quy định về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất giúp cho người dân hiểu rõ hơn và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Mục lục
Thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
Thừa kế là được hiểu là chính sự dịch chuyển tài sản của người đã hết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Từ đó chúng ta có thể hiểu thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển dịch quyền sử dụng đất của người chết để lại cho những người thừa kế. Theo đó, người thừa kế sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền sử dụng đất do người chết để lại và được pháp luật bảo vệ.
Đối tượng được hưởng thừa kế
Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người chết dựa theo nguyện vọng của họ khi còn sống cho một người khác.
Mặt khác theo quy định tại khoản 1 điều 644 Bộ luật dân sự 2015 về những người không phụ thuộc vào nội dung dung chúc gồm:
“a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Như vậy đối với việc người để lại di sản là quyền sử dụng đất theo di chúc thì những người được hưởng là: người được hưởng theo di chúc, cha mẹ của người để lại di sản, vợ/chồng của người để lại di sản, con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động.
Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là việc chuyển dịch tài sản của người chết để lại khi họ không có nguyện vọng để lại tài sản cho ai thì tài sản đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Các hàng thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thế theo điều 651 Bộ luật dân sự 2015.
Điều kiện người nhận thừa kế quyền sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật người có quyền nhận thừa kế được quy định như sau
- Tại điểm d, khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 quy định “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất”.
- Đoạn 3, điểm đ, khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau “Trong trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”.
Như vậy, đối tượng được thừa kế có thể là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư. Ngoài ra, pháp luật quy định trường hợp ngoại lệ đối với chủ thể là người Việt Nam định cư nước ngoài. Chỉ khi người này đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 thì mới được nhận thừa kế. Từ những quy định trên cho thấy ngoài việc là người thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 đồng thời người thừa kế phải là đối tượng được sử dụng đất theo quy định của luật đất đai 2013.
Một số nguyên nhân dẫn đến tranh chấp di sản là quyền sử dụng đất
Xác định quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác
Người thừa kế được xác định cụ thể tại điều 644 và 651 Bộ luật dân sự 2015. Như vậy, sẽ không tránh khỏi được việc bỏ sót người thừa kế, trong trường hợp người để lại di sản có con riêng, con ngoài giá thú thì những người con này đương nhiên sẽ có quyền thừa thế theo quy định. Nếu quyền sử dụng đất đã được khai nhận/phân chia xong thì rất dễ xảy ra tranh chấp về quyền thừa kế nếu người bị bỏ sót yêu cầu xác định về quyền thừa kế của mình.
Tại điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp người không được hưởng di sản. Do đó, nếu trong số những người thừa kế vi phạm nghĩa vụ tại điều này thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế di sản của họ.
Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại
Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể về các nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Theo đó, nếu các bên không đi đến thỏa thuận thì tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất giữa những người được hưởng di sản thừa kế với nhau để xác định ai là người thực hiện nghĩa vụ tài sản. Hay tranh chấp thừa kế xảy ra giữa người được hưởng di sản với chủ nợ của người chết khi còn sống về việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản này Ngoài ra, trường hợp một người có quyền thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật nhưng từ chối nhận thừa kế thì họ không có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó cho người chết.
Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trong đó Yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người có quyền thừa kế theo di chúc: Là người được chỉ định trong di chúc để nhận phần di sản do người chết để lại.
Người có quyền thừa kế theo pháp luật: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế
Trong trường hợp có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp hay nằm trong trường hợp quy định tại điều 650 Bộ luật dân sự 2015 hoặc di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người để lại di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc, thì coi như không có di chúc và người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Ngược lại, nếu trong trường hợp không biết đến sự tồn tại của di chúc mà sau khi khai nhận/phân chia thưa kế quyền sử dụng đất mà phát hiện ra có di chúc thì người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo di chúc.
Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
Theo quy định tại điều 203 Luật đất đai 2013 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành như sau:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; 2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”
Tuy nhiên, trên đây chỉ đang nói đến quy định chung về tranh chấp đất đai nhưng đối với trường hợp tranh chấp thừa kế thì căn cứ tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định “Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”
Đồng thời, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là đất đại được thực hiện theo Điều 26 Luật tố tụng dân sự 2015 thì “tranh chấp về thừa kế tài sản” sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết tại tòa án nhân đa. Đối với các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là tòa án nơi có quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Luật tố tụng dân sự 2015.
Từ những quy định trên có thể thấy tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất không bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà các bên tranh chấp có quyền gửi đơn kiện luôn đến Tòa án nhân dân theo quy định. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất chỉ được xem là tranh chấp liên quan đến đất đai chứ không phải tranh chấp đất đai cụ thể là tranh chấp chấp giữa những người thừa kế với nhau hoặc giữa những người không phải là người thừa kế những nghĩ mình có quyền hưởng di sản thừa kế.
Trên đây là bài viết về Tranh chấp di sản là quyền sử dụng đất. Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng của mình các giải pháp pháp lý đáng tin cậy và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp di sản là quyền sử dụng đất. Nếu bạn cần bất kỳ hỗ trợ nào trong lĩnh vực này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
- Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
- Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Kết nối MXH