• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Khi cha mẹ qua đời mà không để lại di chúc, việc phân chia di sản đặc biệt là đất đai, có thể gặp nhiều khó khăn và dẫn đến tranh chấp. Thường thì giải quyết các tranh chấp như vậy sẽ kéo dài, gây phiền toái và phức tạp cho các bên liên quan, đặc biệt là khi nhiều người không hiểu rõ về pháp luật. Để giải quyết tình trạng này và bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của các bên liên quan thì không thể thiếu chuyên gia tư vấn pháp lý tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai khi cha mẹ mất. Hãy cùng Luật sư Thông tìm hiểu về trường hợp tranh chấp đất này và thủ tục tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai khi bố mẹ mất nhé. 

Tranh chấp đất đai khi bố mẹ qua đời

Đất đai do bố mẹ để lại khi qua đời sẽ chia cho con cái theo di chúc hoặc chia theo pháp luật. Trong trường hợp bố mẹ để lại di chúc thì việc phân chia đất sẽ dựa trên ý nguyện trong di chúc. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp khi bố mẹ qua đời đột ngột, không kịp lập di chúc thì sẽ dễ dẫn đến việc tranh chấp đất đai khi bố mẹ mất. Tranh chấp này chủ yếu liên quan đến quyền sử dụng, cho, tặng, quyền chuyển  nhượng đất đai,…

Trường hợp nào con cái được thừa kế đất đai của bố mẹ để lại

Để được thực hiện quyền thừa kế đối với di sản trong lĩnh vực đất đai, người sử dụng đất cụ thể ở đây là con cái, cần đáp ứng các điều kiện sau đây theo quy định tại Điều 188 của Luật Đất đai 2013:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác liên quan đến đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 trong Luật Đất đai 2013;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.
Con cái tranh chấp đất đai của bố, mẹ qua đời để lại
Con cái tranh chấp đất đai của bố, mẹ qua đời để lại

Các hình thức thừa kế đất đai khi bố mẹ mất

Theo Luật Đất đai 2013, khi bố mẹ mất di sản sẽ được chia tùy theo hình thức thừa kế và số lượng người thừa kế. Có hai hình thức thừa kế đất đai khi bố mẹ mất, bao gồm:

Thừa kế theo di chúc: Nếu bố mẹ đã có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc đó. Thừa kế theo di chúc đòi hỏi các điều kiện pháp lý đầy đủ để bảo đảm tính hợp lệ của di chúc và đảm bảo quyền lợi của người thừa kế.

Thừa kế theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:

  • Nếu bố mẹ chưa có di chúc, di chúc không hợp pháp, di chúc bị hủy bỏ thì di sản được chia theo quy định của pháp luật.
  • Những người thừa kế theo di chúc đã qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc. 
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định thừa kế theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. 
  • Đối tượng được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hoặc từ chối nhận di sản.

Các trường hợp tranh chấp đất đai khi bố mẹ qua đời

– Bố mẹ để lại di sản không có di chúc: Khi bố mẹ không để lại di chúc, tài sản của họ sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu có nhiều người thừa kế, sự tranh chấp có thể xảy ra trong việc phân chia tài sản.

– Bố mẹ để lại di chúc nhưng bị tranh chấp: Trong trường hợp này, một hoặc nhiều người thừa kế có thể không đồng ý với nội dung của di chúc. Họ có thể yêu cầu kiểm tra tính hợp lệ của di chúc và tranh chấp về việc phân chia tài sản.

– Tranh chấp về quyền thừa kế sử dụng đất: Nếu bố mẹ để lại đất đai, các người thừa kế có thể tranh chấp về việc sử dụng đất và phân chia quyền sử dụng đất.

  • Người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản, bao gồm quyền sử dụng đất và yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình đối với quyền sử dụng đất.
  • Người thừa kế cũng có quyền yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế quyền sử dụng đất của người khác.

– Tranh chấp về giá trị của tài sản: Nếu di sản của bố mẹ để lại bị tranh chấp, các người thừa kế có thể yêu cầu định giá lại giá trị của di sản để phân chia đúng và công bằng.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai khi bố mẹ qua đời

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

– Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Bảo đảm nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

– Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan: Bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất, đặc biệt là quyền lợi kinh tế, 

– Nguyên tắc tôn trọng: tôn trọng quyền và lợi ích của các bên, khuyến khích giải quyết các tranh chấp đất trong nội bộ gia đình thông qua việc thương lượng, hòa giải.

Thuê luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của bố mẹ qua đời để lại ở đâu?

Hình thức tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai khi bố mẹ mất

Có hai hình thức tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai khi bố mẹ mất để lại:

  • Thủ tục hòa giải: Người có tranh chấp đất đai có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải lên UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Nếu các bên đồng ý hòa giải, họ sẽ gửi đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải lên Tòa án để được thực hiện.
  • Tố tụng dân sự: Người có tranh chấp đất đai cũng có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền. Tòa án sẽ tiến hành tạm ứng án phí và yêu cầu người khởi kiện hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện. Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các bên đạt được thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp đất đai.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai bố mẹ qua đời để lại Luật Sư Thông

Công việc của chúng tôi

  • Đánh giá tình hình và tư vấn phương án giải quyết phù hợp: đánh giá tình hình của vụ tranh chấp đất đai để tư vấn cho khách hàng các phương án giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Hỗ trợ thương lượng, đàm phán giải quyết hòa bình: hỗ trợ khách hàng thương lượng và đàm phán với các bên liên quan để giải quyết vụ tranh chấp đất đai một cách hợp lý, tránh những ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình và trong xã hội.
  • Giúp khách hàng thực hiện thủ tục pháp lý: hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đăng ký, soạn thảo các giấy tờ, đơn tờ liên quan, xác minh tài sản, chứng minh quyền sở hữu đất đai, thủ tục khởi kiện tranh chấp, v.v.;
  • Đại diện cho khách hàng trong các phiên tòa: bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Tư vấn về quyền sở hữu đất đai: giải đáp thắc mắc của khách hàng về quyền sở hữu đất đai, tư vấn pháp lý quyền thừa kế di sản, các quy định pháp luật liên quan.

Khách hàng cần cung cấp

Về thông tin: thông tin thửa đất, thông tin người thừa kế

Về tài liệu yêu cầu bản sao:

  • Sổ hộ khẩu;
  • CMND/CCCD;
  • Trích lục thửa đất;
  • Giấy báo tử;

Câu hỏi thường gặp về tranh chấp đất đai khi bố mẹ qua đời

Thời hiệu thừa kế đất kể từ ngày bố mẹ qua đời là bao lâu?

Tính từ thời điểm mở thừa kế, thời hiệu mà người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản được quy định là 30 năm đối với tài sản là bất động sản và 10 năm đối với tài sản động sản. Sau khi hết thời hạn này, di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Khi hết thời hiệu thừa kế thì đất đai sẽ được phân chia như thế nào?

Theo Điều 236 của BLDS 2015 khi hết thời hiệu thừa kế mà không có người thừa kế yêu cầu chia di sản hoặc tất cả người thừa kế đều từ chối thừa kế, di sản sẽ được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu;
  • Di sản thuộc về Nhà nước nếu không có người chiếm hữu.

Nếu Quý khách có nhu cầu tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của bố mẹ qua đời để lại, giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ của Luật Sư Thông hãy thể liên hệ với chúng tôi theo một trong các hình thức sau đây:

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

  • Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
  • Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
0982645619 0982645619