Di chúc là cơ sở pháp lý chuyển giao di sản quan trọng, thể hiện ý nguyện của một người khi muốn để lại tài sản cho người thân, gia đình, họ hàng… Tuy nhiên, vì một số lý do khách quan lẫn chủ quan mà người để lại di chúc quyết định hủy bỏ di chúc. Điều này có thể dẫn đến các tranh chấp về di sản khi hủy bỏ di chúc, đặc biệt là đối với phần di sản giá trị lớn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục hủy bỏ di chúc như thế nào nhé.
Mục lục
Hủy bỏ di chúc là gì?
Hủy bỏ di chúc là việc người để lại di chúc thực hiện hành vi pháp lý hợp pháp để bác bỏ hoặc không công nhận tất cả hoặc một phần của di chúc mà mình đã lập trước đó. Thông qua việc này, di chúc đã lập trước đó sẽ bị xóa bỏ hiệu lực pháp lý của nó. Tuy nhiên, việc hủy bỏ di chúc không đồng nghĩa với việc lập một di chúc mới.
Di chúc bị hủy bỏ khi nào?
Những trường hợp di chúc bị hủy bỏ
- Đối với di chúc miệng: sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng được lập, mà người lập di chúc vẫn còn minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
- Đối với di chúc văn bản: người lập di chúc có quyền hủy bỏ bất cứ lúc nào.
- Lập di chúc thay thế: Trường hợp người để lại di chúc lập di chúc mới để thay thế di chúc trước đó thì di chúc này bị hủy bỏ.
Sau khi người lập di chúc qua đời, nếu các bên có căn cứ cho rằng di chúc không hợp pháp, họ vẫn có quyền đệ đơn yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, việc tranh chấp hủy bỏ di chúc không đồng nghĩa với yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố di chúc đó là vô hiệu.
Phân biệt với Di chúc vô hiệu
Di chúc vô hiệu là một loại di chúc vi phạm điều kiện của bản di chúc hợp pháp dẫn đến điều khoản trong đó không được công nhận và thi hành. Việc tuyên bố di chúc vô hiệu khác với việc hủy bỏ di chúc mặc dù cả hai khái niệm đều chỉ việc chấm dứt sự quyết định của nội dung di chúc đối với phần di sản thừa kế.
Di chúc vô hiệu do nguyên nhân:
- Người lập di chúc không đáp ứng các điều kiện về mặt chủ thể lập di chúc; người lập di chúc bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép khi lập di chúc.
- Nội dung di chúc vi phạm các điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Quyền thực hiện thủ tục hủy bỏ di chúc
Theo Điều 640 Bộ luật dân sự năm 2015 về sửa đổi, hủy bỏ di chúc:
- Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
- Trong trường hợp người lập di chúc có thực hiện bổ sung di chúc thì phần bổ sung và di chúc đã lập đều có hiệu lực pháp luật như nhau. Nếu phần bổ sung vào di chúc mâu thuẫn với một phần trong di chúc thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
Theo pháp luật công chứng, khi người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc thì phải có trách nhiệm thông báo với cơ quan công chứng biết điều đó:
- Trong trường hợp mong muốn hủy bỏ di chúc, thì người lập di chúc cần đi đến cơ quan có thẩm quyền công chứng và yêu cầu người có thẩm quyền hủy bỏ;
- Trong trường hợp di chúc đang được lưu giữ tại văn phòng công chứng, người lập di chúc cần thông báo cho văn phòng công chứng biết về việc hủy bỏ di chúc.
Thủ tục hủy bỏ di chúc
Hồ sơ yêu cầu hủy bỏ di chúc đã công chứng
– Di chúc đã được công chứng;
– Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc ngoài trụ sở (nếu có);
– Dự thảo Văn bản hủy bỏ di chúc (nếu có);
– Sổ hộ khẩu của người yêu cầu hủy bỏ di chúc
– Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu.
Phương thức hủy bỏ di chúc
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về trình tự, cách hủy bỏ di chúc. Mà chỉ có quy định về các phương thức hủy bỏ di chúc, bao gồm:
Hủy bỏ minh thị di chúc
Việc hủy bỏ minh thị di chúc là hành động của người lập di chúc không công nhận giá trị của di chúc đã lập trước đó và thể hiện ý chí công khai thông qua một văn bản. Người lập di chúc có thể hủy bỏ di chúc bằng cách thực hiện một hành động cụ thể để tiêu hủy toàn bộ di chúc đã được lập. Ví dụ như xé, đốt hoặc tiêu hủy bằng cách khác để làm cho di chúc không còn tồn tại.
Hủy bỏ mặc nhiên di chúc
Hủy bỏ di chúc mặc nhiên xảy ra khi người sở hữu di chúc sử dụng các hành vi pháp lý để định đoạt tài sản đã được quy định trong di chúc. Ví dụ như cho, tặng, mua bán, cầm cố thế chấp, hoặc sử dụng tài sản để bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà sau đó tài sản đã bị xử lý để trả nợ.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc
Di chúc là một giao dịch dân sự, vì vậy khi có tranh chấp liên quan đến việc hủy bỏ di chúc, đó được coi là một tranh chấp dân sự và sẽ được giải quyết bởi Tòa án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc như sau:
- Trong trường hợp phát hiện di chúc đang áp dụng phân chia tài sản thừa kế bị vô hiệu, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, các bên được quyền khởi kiện và yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc.
- Sau khi Tòa án xem xét đơn khởi kiện và xác định có thẩm quyền giải quyết, Thẩm phán sẽ yêu cầu bên khởi kiện nộp tạm ứng phí giải quyết vụ án. Khi bên khởi kiện đã nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Thẩm phán sẽ ra thông báo thụ lý vụ án.
- Tòa án sẽ tiến hành xét xử vụ án ở cấp sơ thẩm, sau đó sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).
Một số câu hỏi thường gặp khi giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc
Ai là người có quyền hủy bỏ di chúc?
Người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc của mình bất cứ lúc nào, miễn là họ còn sống. Ngoài chủ thể lập di chúc, không ai đương nhiên có quyền hủy bỏ di chúc. Những người giữ di chúc cũng không có quyền hủy bỏ di chúc.
Hậu quả pháp lý khi di chúc vô hiệu?
Di chúc vô hiệu sẽ không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc. Khi đó, Tòa án có thẩm quyền tuyên bố di chúc vô hiệu.
Nếu một di chúc bị vô hiệu toàn bộ, tài sản của người đó sẽ được phân phối theo quy định của pháp luật về di sản hoặc quy định về thừa kế. Điều này có nghĩa là tài sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế theo pháp luật, thay vì được phân phối theo ý muốn của người đã qua đời. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một phần của di chúc vô hiệu, những phần còn lại của di chúc vẫn có giá trị pháp lý và được thực hiện.
Tư vấn giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc Luật Sư Thông
- Thực hiện đánh giá chính xác về nội dung của di chúc và các văn bản liên quan để xác định đúng quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
- Tìm cách giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Hòa giải được xem là phương pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả và có thể giúp các bên liên quan đạt được thỏa thuận mà không cần phải đưa ra Tòa án.
- Tư vấn quy trình khởi kiện giải quyết tranh chấp, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục khởi kiện,…
- Đại diện khách hàng tham gia các cuộc họp, hòa giải, phiên tòa giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc.
Nếu Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn lập di chúc, tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế của Luật Sư Thông hãy thể liên hệ với chúng tôi theo một trong các hình thức sau đây:
- Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
- Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Kết nối MXH