• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Di sản thừa kế là các tài sản của người chết để lại bao gồm tài sản riêng của người đó và tài sản của người đó trong khối tài sản chung với người khác. Việc để lại di sản cho thế hệ tiếp theo luôn là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, các tranh chấp về thừa kế, quyền thừa kế, phân chia di sản ngày càng trở nên phổ biến và nổi bật trong thời gian vừa qua có thể kể đến là vụ án tranh chấp thừa kế đối với tài sản của Nghệ sỹ Vũ Linh để lại.

Trong việc để lại di sản, người chủ sở hữu tài sản khi còn sống có quyền phân chia di sản theo ý chí của mình bằng cách lập di chúc. Tuy nhiên, một số người do mất đột ngột mà không để lại di chúc hoặc không có ý định để lại di chúc thì di sản được định đoạt theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định rất nhiều vấn đề về thừa kế, tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả đề cập đến 05 trường hợp không được nhận thừa kế di sản của người chết để lại.

Căn cứ theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản, bao gồm:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, những trường hợp nêu trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

  • Con đã thành niên có khả năng lao động và toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp nhưng không cho người con đó hưởng thừa kế.
Di sản thừa kế là các tài sản của người chết để lại bao gồm tài sản riêng của người đó và tài sản của người đó trong khối tài sản chung với người khác
Di sản thừa kế là các tài sản của người chết để lại bao gồm tài sản riêng của người đó và tài sản của người đó trong khối tài sản chung với người khác

Theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Từ quy định trên, nếu con đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) có khả năng lao động không được hưởng di sản sản thừa kế khi:

– Người lập di chúc không cho người đó hưởng thừa kế theo di chúc.

– Toàn bộ di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở được thừa kế theo di chúc hợp pháp.

Khuyến nghị của Luật sư

  • Việc phân chia di sản theo quy định pháp luật hoặc theo di chúc đều đã có các quy định, mô tả cụ thể. Tuy nhiên, khi người để lại di sản chết, những người thừa kế khi đó bị tác động bởi lòng tham, ý chí chiếm đoạt, … mà có thể làm thay đổi các điều kiện, nội dung của việc phân chia di sản theo di chúc/pháp luật. Nhiều trường hợp con cái làm giả di chúc để được hưởng di sản, có trường hợp anh chị em khai nhận di sản thừa kế nhưng không khai đủ số người, trường hợp khác, người thừa kế trở về khởi kiện yêu cầu chia thừa kế lại,… Chính vì vậy, mặc dù pháp luật có quy định rõ, tuy nhiên tranh chấp này vẫn rất phổ biến. Do đó, cha mẹ khi còn sống, nếu có ý định để lại di sản cho con thì nên tặng cho lúc còn sống để tránh tranh chấp về sau. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc kỹ, do một số trường hợp con sau khi nhận được tài sản tặng cho của cha mẹ thì cũng trở mặt, không quan tâm chăm sóc cha mẹ như trước.
  • Trường hợp khi cha mẹ muốn để lại tài sản cho con nhưng chưa làm các thủ tục tặng cho hoặc muốn để lại di chúc để phát sinh hiệu lực khi mình mất đi, thì nên yêu cầu luật sư hướng dẫn thủ tục, soạn thảo di chúc khi bản thân mình còn minh mẫn. Việc lập di chúc cũng hạn chế nhiều tranh chấp về sau, anh em con cháu đấu đá để giành giật di sản do không làm rõ nội dung phân chia từ trước.
Trong việc để lại di sản, người chủ sở hữu tài sản khi còn sống có quyền phân chia di sản theo ý chí của mình bằng cách lập di chúc
Trong việc để lại di sản, người chủ sở hữu tài sản khi còn sống có quyền phân chia di sản theo ý chí của mình bằng cách lập di chúc

Dịch vụ pháp lý của Luật sư Thông

  • Tư vấn, soạn thảo di chúc.
  • Tư vấn phương thức giải quyết khi có tranh chấp thừa kế xảy ra.
  • Thu thập và chuẩn bị chứng cứ: Hỗ trợ việc thu thập và tổ chức các chứng cứ quan trọng.
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện: Nếu việc khởi kiện cần thiết, chúng tôi sẽ soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ một cách chính xác và toàn diện.
  • Đại diện đàm phán tranh chấp: Chúng tôi sẽ đại diện cho bạn trong việc đàm phán với bên đối lập nhằm tìm ra giải pháp hòa giải trước khi đưa ra xét xử tại tòa án.
  • Luật sư đại diện tại tòa án: Luật sư Thông sẽ đại diện và bảo vệ quyền lợi của bạn tại các phiên tòa liên quan đến tranh chấp thừa kế.

Thông tin liên hệ:

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

0982645619 0982645619