• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quyết định hoặc bản ản có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc thì ly hôn là sự lựa chọn hợp lý nhất cho hai bên. Khi ly hôn, nhiều bậc cha mẹ muốn hạn chế nhất có thể tổn thương đến con cái của mình nên không muốn trẻ có mặt tại phiên tòa giải quyết việc ly hôn của vợ chồng. Vậy theo quy định, con có bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa giải quyết ly hôn của cha mẹ không? Cùng Luật sư Thông làm rõ vấn đề “Con cái có phải tham gia phiên tòa khi cha, mẹ ly hôn hay không?” qua bài viết dưới đây.

Cha mẹ ly hôn có cần ý kiến của con không

Quyền yêu cầu ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể, người có quyền yêu cầu ly hôn gồm các đối tượng sau đây:

  • Vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng;
  • Cha, mẹ, người thân thích khác khi một trong hai vợ chồng bị bệnh tâm thần, mắc bệnh không làm chủ được hành vi của mình và là nạn nhân bạo lực gia đình do chồng, vợ người đó gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần;
  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo quy định này người có quyền yêu cầu là vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng sau khi bàn bạc, thống nhất cùng gửi đơn ly hôn đến Tòa án hoặc cha, mẹ người thân thích khác.

Vai trò của người con khi cha mẹ ly hôn

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình đề cập đến đối tượng con từ đủ 07 tuổi và con dưới 36 tuổi như sau:

  • Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con trong việc quyết định giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi con từ đủ 07 tuổi trở lên. Đồng thời, trường hợp này cũng phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
  • Tòa án quyết định giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ được quyền trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận đó (trong đó có việc giao con dưới 36 tháng tuổi cho cha nuôi dưỡng).

Như vậy, có thể thấy việc ly hôn là nguyện vọng của vợ và chồng, do vợ chồng, hoặc vợ, chồng tự nguyện quyết định và con có thể là người được yêu cầu khi cha mẹ bị bệnh tâm thần, là nạn nhân bạo lực gia đình, sức khỏe, tính mạng bị bạo lực nghiêm trọng.

Đồng nghĩa, theo quy định của pháp luật, cha mẹ muốn ly hôn thì không cần xin ý kiến của con. Nếu con cố tình ngăn cản cha mẹ ly hôn thì có thể bị phạt từ 03 đến 05 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Nếu con cố tình ngăn cản cha mẹ ly hôn thì có thể bị phạt từ 03 đến 05 triệu đồng
Nếu con cố tình ngăn cản cha mẹ ly hôn thì có thể bị phạt từ 03 đến 05 triệu đồng

Xem thêm bài viết có liên quan

Con có phải tham gia phiên tòa ly hôn của cha mẹ không?

Về vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con. Theo đó, việc hỏi ý kiến của con là một trong những yêu cầu bắt buộc khi vợ chồng có yêu cầu Tòa án giải quyết việc giành quyền nuôi con.

Tuy nhiên, hiện nay tại các văn bản pháp luật mới chỉ dừng ở quy định này mà không có văn bản cụ thể nào hướng dẫn cụ thể hình thức, cách thức lấy ý kiến, nguyện vọng của con thế nào. Đồng nghĩa việc lấy ý kiến, nguyện vọng của con đang được thực hiện theo quy định riêng của từng Tòa án khác nhau.

Thực tế cho thấy, có Tòa sẽ yêu cầu người con trực tiếp tham gia phiên tòa giải quyết ly hôn của cha mẹ để đưa ra ý kiến, nguyện vọng muốn được ở với cha hay với mẹ khi cha mẹ ly hôn. Cũng có Tòa án chỉ yêu cầu người con trình bày nguyện vọng của mình trong bản tự khai có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của người con hoặc cha mẹ.

Việc lấy ý kiến trong bản tự khai này có thể thực hiện tại Tòa án hoặc bên ngoài Tòa án tùy từng trường hợp cụ thể khác nhau.

Như vậy, theo các phân tích ở trên, người con có thể tham gia hoặc không tham gia phiên tòa giải quyết ly hôn của cha mẹ.

Người con có thể tham gia hoặc không tham gia phiên tòa giải quyết ly hôn của cha mẹ
Người con có thể tham gia hoặc không tham gia phiên tòa giải quyết ly hôn của cha mẹ

Một số câu hỏi thường gặp khi giải quyết vụ án ly hôn

Mức cấp dưỡng quy định như thế nào sau khi ly hôn?

Căn cứ khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

  1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Theo mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

Như vậy, mức cấp dưỡng được xác định dựa trên mức thu nhập, khả năng thực tế của người trợ cấp cũng như chi phí cho từng độ tuổi của người con được trợ cấp.

Người nào có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?

Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định cụ thể tại Điều 119 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

“ Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên nếu người cha/mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì người còn lại có quyền nộp đơn đến Tòa án yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo đúng quy định.

Tòa án lấy ý kiến của con trên 07 tuổi trong vụ án ly hôn mấy lần?

Quy định của pháp luật hiện hành không quy định cụ thể Tòa sẽ lấy ý kiến của con trên 07 tuổi bao nhiêu lần trước khi ra quyết định trao quyền nuôi con trực tiếp cho ai, việc lấy ý kiến phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Khi mà vợ/chồng không thỏa thuận được việc ai là người trực tiếp nuôi con thì điều này sẽ trực tiếp do Tòa án quyết định, Thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn là người có thẩm quyền lấy ý kiến của con về việc muốn sống cùng với cha hay mẹ.

  • Việc lấy ý kiến của trẻ phải đảm bảo thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, khả năng nhận thức của trẻ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ để quyết định giao con trực tiếp cho một bên nuôi dưỡng.

Thủ tục lấy ý kiến của con trên 07 tuổi là bắt buộc trong giải quyết vụ án ly hôn được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 và Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Để xác định việc lấy ý kiến của con được thực hiện mấy lần, cần xét các trường hợp như:

  • Việc lấy ý kiến của con được thực hiện tại trụ sở Tòa án khi xét xử vụ án ly hôn. Có Tòa án yêu cầu cha, mẹ hướng dẫn con viết Bản tự khai (thể hiện ý kiến và nguyện vọng của con có chữ ký và điểm chỉ của cha, mẹ) ngoài trụ sở Tòa án.
  • Cũng có trường hợp, Tòa án lấy ý kiến của con bằng văn bản trước đó, sau đó theo yêu cầu của một bên đương sự, Tòa án tiếp tục triệu tập con để xét lại nguyện vọng của con ngay tại phiên tòa hoặc có trường hợp Hội đồng xét xử trực tiếp liên lạc với trẻ qua điện thoại để xác định lại ý nguyện của con.

Trong một số trường hợp, do để bảo vệ cho sức khỏe về tâm lý của con, không muốn con biết cha mẹ mình đã ly hôn nên họ không đồng ý cho con ra Tòa để tiến hành việc lấy ý kiến. Gặp tình huống này, Tòa án vẫn phải tiếp tục giải quyết án bởi nếu tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết án dân sự với lý do không có nguyện vọng của con trẻ là không đúng. Bởi trong vụ án ly hôn, con trẻ không có tư cách tham gia tố tụng.

Như vậy, hiện nay không có quy định cụ thể số lần mà Tòa án có thể lấy ý kiến của con trên 07 tuổi, tùy vào từng trường hợp mà Tòa có thể linh hoạt để giải quyết.

Trên đây là một số vấn đề pháp lý về vấn đề “Con cái có phải tham gia phiên tòa khi cha, mẹ ly hôn hay không? Để được biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách liên hệ với Luật sư Thông để được hỗ trợ, giải đáp.

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

0982645619 0982645619