• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Câu hỏi: Kính thưa Luật sư, em hiện là sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học. Sau khi được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty X trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, em đã tiến hành ký hợp đồng thử việc với Công ty với chức danh Nhân viên kinh doanh. Sau hai tháng thử việc, Công ty yêu cầu em tiếp tục ký với Công ty một hợp đồng thử việc để có thời gian đánh giá thêm về năng lực của em. Vì vậy, em muốn biết, việc em và Công ty tiến hành ký hai hợp đồng thử việc liên tiếp như vậy có được hay không? Rất mong Luật sư tư vấn để em thực hiện thủ tục đúng quy định của pháp luật lao động. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Trả lời: Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ pháp bên phía công ty chúng tôi – Chuyên tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động.

Về câu hỏi của Quý khách hàng, Luật sư Thông xin đưa ra phân tích và phản hồi như sau:

Hợp đồng thử việc và một số vấn đề cần lưu ý

Hợp đồng thử việc

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thử việc như sau: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc” . Như vậy, có thể hiểu rằng, hợp đồng thử việc là một dạng thỏa thuận để ghi nhận việc giao kết về thử việc của người sử dụng lao động và người lao động.

Hợp đồng thử việc là thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về công việc làm thử trước khi có thể làm chính thức
Hợp đồng thử việc là thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về công việc làm thử trước khi có thể làm chính thức

Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019, nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc thường bao gồm:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Thời gian thử việc.

Một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia ký kết hợp đồng thử việc

Khi tham gia giao kết hợp đồng thử việc, người lao động cần lưu ý về các nội dung sau đây:

Một là, nếu người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không áp dụng thử việc (căn cứ khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019).

Hai là, căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, người lao động và người sử dụng lao động đặc biệt lưu ý chỉ được thử việc một lần đối với một công việc. Thời gian thử việc phải đáp ứng một số điều kiện sau đây:

  • Thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Ba là, về mức lương thử việc: Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019, mức lương thử việc sẽ do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận, tuy nhiên, mức lương thử việc không được thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

Nếu người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không áp dụng thử việc
Nếu người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không áp dụng thử việc

Một số điều cần lưu ý khi hết thời gian thử việc

Khi thời gian thử việc kết thúc, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Có hai trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp thử việc đạt yêu cầu: Căn cứ khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

+ Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu: Căn cứ khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019, trong trường hợp này hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc chấm dứt.

LƯU Ý: Người sử dụng lao động hoặc người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường trong thời gian thử việc (quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019).

Giải quyết vấn đề của khách hàng

Như đã phân tích trên, nếu bạn đang thử việc đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên (theo thông tin cung cấp thì trình độ chuyên môn của bạn là Cử nhân), do đó, thời gian thử việc của bạn là không quá 60 ngày (Căn cứ khoản Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019). Đồng thời, căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, người lao động và người sử dụng lao động đặc biệt lưu ý chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.

Trường hợp của bạn không nêu rõ công ty yêu cầu bạn tiếp tục ký với Công ty hợp đồng thử việc với chức danh gì, có cùng một công việc (nhân viên kinh doanh) như hợp đồng thử việc bạn đã ký lần đầu tiên hay không. Cho nên, Luật sư chúng tôi đưa ra hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Công ty yêu cầu bạn tiếp tục ký với Công ty hợp đồng thử việc với chức danh Nhân viên kinh doanh (giống nội dung công việc trong hợp đồng thử việc bạn đã ký lần thứ nhất với công ty).

Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, việc Công ty và bạn tiếp tục ký với Công ty hợp đồng thử việc với chức danh Nhân viên kinh doanh (giống nội dung công việc trong hợp đồng thử việc bạn đã ký lần thứ nhất với công ty) là không thực hiện được, vì pháp luật lao động hiện hành quy định chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.

Trường hợp 2: Công ty yêu cầu bạn tiếp tục ký với Công ty hợp đồng thử việc với chức danh khác (khác nội dung công việc trong hợp đồng thử việc bạn đã ký lần thứ nhất với công ty).

Trong trường hợp này, hợp đồng thử việc được ký kết (căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019).

Trên đây là một số lưu ý về hợp đồng thử việc và một số giải đáp thắc mắc gửi đến quý khách hàng. Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư chúng tôi qua thông tin liên hệ dưới đây để được hỗ trợ giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động:

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

  • Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
  • Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
0982645619 0982645619