• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế của các quốc gia ngày một phát triển, do sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế – xã hội nên trong quá trình sử dụng lao động thường xảy ra những bất đồng về quyền và lợi ích, dẫn đến tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động, tranh chấp đó được gọi là tranh chấp lao động. Trên thực tế, có nhiều người lao động không được đảm bảo quyền lợi trong quá trình lao động nhưng do không có đủ kiến thức pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp nên đã chọn từ bỏ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hãy cùng Luật sư Thông làm rõ vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động ở các khía cạnh như: Phương thức giải quyết, nguyên tắc giải quyết, các loại tranh chấp cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên…

Tranh chấp lao động là gì?

Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 thì tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; Tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Các loại tranh chấp lao động
Các loại tranh chấp lao động

Các loại tranh chấp lao động

Tranh chấp giữa cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động

  • Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động

  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Nguyên tắc giải quyết được quy định tại Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết;
  • Coi trọng giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật;
  • Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật;
  • Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết;
  • Việc giải quyết tranh chấp do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp 

Theo Điều 182 Bộ luật Lao động 2019 thì quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp như sau:

Trong giải quyết tranh chấp, các bên có quyền sau đây:

  • Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
  • Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
  • Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.

Trong giải quyết tranh chấp, các bên có nghĩa vụ sau đây:

  • Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
  • Chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Các phương thức giải quyết tranh chấp
Các phương thức giải quyết tranh chấp

Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp giữa cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động

Giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải viên lao động

Các tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Các trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải nêu trên hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

  • Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật Lao động;
  • Yêu cầu Tòa án giải quyết.

Giải quyết thông qua Hội đồng trọng tài lao động

Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua Hòa giải viên thì các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân

  • Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua Hòa giải viên;
  • Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động;
  • Tòa án nhân dân.

Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết bao gồm:

  • Hòa giải viên lao động;
  • Hội đồng trọng tài lao động.

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Dịch vụ Luật sư lao động tại Luật sư Thông

Để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, tối đa lợi ích cho Quý khách hàng, Luật sư Thông cung cấp các dịch vụ Luật sư lao động, có thể kể đến như:

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp;
  • Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp;
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ;
  • Tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động;
  • Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án lao động;
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án;
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn thi hành án.

Trên đây là những phân tích của Luật sư Thông xoay quanh làm rõ vấn đề tranh chấp lao động, hi vọng với những dữ liệu được đưa ra sẽ giúp ích cho Quý khách hàng trong quá trình thực hiện, hoặc khi gặp bất kỳ khó khăn pháp lý cần sự giúp đỡ của Luật sư, có thể liên hệ Luật sư qua thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

  • Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
  • Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
0982645619 0982645619