• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Tranh chấp đất đai là gì? Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay bao gồm những dạng nào?…Và các câu hỏi khác liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp của từng dạng đất đai. Đất đai là một trong những loại tranh chấp có quy trình giải quyết rất phức tạp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì xuất phát từ nhiều yếu tố như loại đất, thời gian sử dụng đất và các chủ thể sử dụng đất,…tạo nên mức độ phức tạp trong các loại tranh chấp đất đai. Dưới đây là bài viết của Luật sư Thông hỗ trợ bạn hiểu thêm về các loại tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay cũng như các vấn đề xung quanh những loại tranh chấp này.

Tranh chấp đất đai là gì?

Luật đất đai năm 2013 quy định tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau, có thể là hai bên hoặc nhiều bên trong một quan hệ đất đai.

Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định khái niệm về tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp hơn, cụ thể như sau:

  • Trường hợp tranh chấp đất đai về chủ thể nào là người có quyền sử dụng đất thì phải trải qua phiên hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có đất tranh chấp đó. Nếu chưa được hòa giải thì chưa đủ điều kiện để khởi kiện.
  • Trường hợp những tranh chấp khác liên quan về quyền sử dụng đất: tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất, giao dịch của các bên liên quan đến quyền sử dụng đất đai hoặc phân chia tài sản chung của hai vợ chồng liên quan đến quyền sử dụng đất… thì không cần phải trải qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp.

Như vậy, dựa trên hai căn cứ pháp luật trên chúng ta có thể xác định được từng loại tranh chấp liên quan đến đất đai sẽ có những quy định về điều kiện khởi kiện khác nhau.

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay
Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay

Thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất đai

Đây là tranh chấp giữa những chủ thể với nhau về việc ai là người có quyền sử dụng theo đúng pháp luật hiện hành quy định đối với mảnh đất được tranh chấp. Những trường hợp thông thường sẽ thấy trong loại tranh chấp này là về ranh giới do hành vi lấn, chiếm…việc thay đổi ranh giới đất dẫn đến các bên mâu thuẫn với nhau về ranh giới đất và không xác định được, một số trường hợp khác là chiếm diện tích đất của người khác.

Thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất:

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với những trường hợp tranh chấp đất đai loại này là Ủy ban nhân dân và Tòa án nhân dân. Vậy khi nào sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và khi nào sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Ủy ban nhân dân xã sẽ là cơ quan đầu tiên có thẩm quyền hòa giải trong một vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất. Đối với loại tranh chấp về quyền sử dụng đất thì đây là quy định bắt buộc khi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp là cơ quan có thẩm quyền tiến hành hòa giải bắt buộc này. Chủ tịch UBND cơ quan nơi tiến hành hòa giải có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được tiến hành trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Hòa giải bắt buộc thể hiện ở chỗ nếu tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất của các đương sự mà không được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì Tòa án sẽ trả đơn khởi kiện khi các bên nộp hồ sơ khởi kiện hoặc UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh từ chối tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai dù thuộc thẩm quyền của những cơ quan này.

Tóm lại, Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền giải quyết đất đai mà chỉ có thẩm quyền tổ chức hòa giải tại địa phương của mình. Đây là quy trình bắt buộc đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa các chủ thể.

Khi hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • Hòa giải thành công thì Ủy ban nhân dân ra biên bản hòa giải thành nếu các đương sự đồng ý với hướng hòa giải của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
  • Nếu hai bên không đồng ý và không hòa giải được với nhau thì Ủy ban nhân dân sẽ lập biên bản hòa giải không thành. Các đương sự tiến hành bước tiếp theo trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai của mình là có thể gửi đơn yêu cầu hoặc đơn khởi kiện đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp.

Thủ tục giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp huyện giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết. Các cơ quan tham mưu này có nhiệm vụ thẩm tra và xác minh vụ việc, đồng thời tổ chức hòa giải, họp các ban, ngành liên quan để tư vấn các vấn đề của việc giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành giải quyết. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp huyện không quá 45 ngày và không quá 55 ngày đối với các trường hợp khác do pháp luật hiện hành quy định.

Thủ tục giải quyết tại Tòa án nhân dân

Tranh chấp đất đai được Tòa án nơi có đất xảy ra tranh chấp có thẩm quyền giải quyết và được giải quyết và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Tố tụng dân sự.

Khi người gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân để giải quyết thì Tòa án phải có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân có thẩm quyền đã nhận đơn của đương sự biết. Đồng thời, yêu cầu Ủy ban nhân dân gửi toàn bộ tài liệu, hồ sơ liên quan cho Tòa án (nếu có).

Các bước giải quyết bao gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ đơn khởi kiện.

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp.

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết kèm theo, nếu Tòa án xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì sẽ thông báo cho đương sự để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn khởi kiện, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, định giá tài sản, và các thủ tục liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn khởi kiện nhưng không vượt quá 01 tháng.

Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm

Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm theo pháp luật tố tụng dân sự quy định được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là thông tin về loại tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất cũng như thẩm quyền giải quyết và trình tự giải quyết, nếu bạn còn những thắc mắc khác xung quanh vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất thì hãy nhấc máy gọi ngay đến Hotline 0982645619 đội ngũ luật sư chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ.

Thứ hai, tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng đất

Đây thuộc trường hợp những tranh chấp liên quan đến các giao dịch giữa các bên với nhau như là tranh chấp về hợp đồng, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất …Những vấn đề có thể phát sinh trong loại tranh chấp này là yêu cầu các bên thực hiện theo nghĩa vụ trong hợp đồng, công nhận hoặc vô hiệu giao dịch hoặc hợp đồng dân sự đó…

Thứ ba, tranh chấp liên quan đến đất

Đây thông thường là những trường hợp như tranh chấp chia tài sản là quyền sử dụng đất khi hai vợ chồng ly hôn, hoặc tranh chấp đất về quyền thừa kế, hay tranh chấp đòi lại đất (khi cho người khác mượn sử dụng hoặc tặng cho…).

Đối với hai loại tranh chấp trên đây thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã là không bắt buộc. Do đó, các đương sự có thể xem xét những trường hợp sau đây để có thể lựa chọn Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp có thẩm quyền giải quyết.
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì chỉ được khởi kiện tại Tòa án hoặc lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Tóm lại, có 03 loại tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay, và bài viết cho chúng ta hiểu được thẩm quyền giải quyết của từng loại tranh chấp được pháp luật hiện hành quy định như thế nào. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc đang có tranh chấp đất đai muốn giải quyết thì hãy gọi cho đội ngũ luật sư chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyên môn dày dặn cùng tinh thần luôn muốn đảm bảo quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất, đội ngũ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai giỏi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.

Quý khách liên hệ ngay Luật sư đất đai để được hỗ trợ qua thông tin sau

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

  • Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
  • Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
0982645619 0982645619