• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Luật sư bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích. Trong xã hội ngày nay, các vụ án cố ý gây thương tích có xu hướng gia tăng cả về số lượng tội phạm cũng như mức độ phức tạp. Chính vì thế, hoạt động bào chữa của Luật sư sẽ giúp làm sáng tỏ nội dung vụ án; góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự trong vụ án hình sự. Thực tế cho thấy, khi quyền bào chữa không được đảm bảo thì sẽ mất đi sự cân đối, mất đi đối trọng cần thiết giữa hai chức năng “buộc tội” và “gỡ tội”. Hiểu được tầm quan trọng ấy, Luật sư Thông xin cung cấp cho Quý khách hàng thông tin về Luật sư bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích.

Khái quát về tội cố ý gây thương tích

Khái niệm

Hiện nay, các quy định của pháp luật hiện hành không đưa ra định nghĩa về tội cố ý gây thương tích, tuy nhiên dựa trên tinh thần của Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs năm 2017) có thể hiểu rằng tội cố ý gây thương tích là hành vi của một hay nhiều chủ thể cố ý gây xâm phạm đến sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích cụ thể.

Dấu hiệu pháp lý

  • Chủ thể: Người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định do pháp luật quy định.
  • Khách thể: xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người.
  • Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, được thể hiện thông qua hành động cố ý tác động, gây thương tích cho người khác.

+ Hậu quả: Tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được khoản 1, Điều 134, Bộ luật Hình sự 2015 (sđ, bs năm 2017) quy định.

+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi đánh người gây thương tích của người phạm tội là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả trên.

  • Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là lỗi cố ý trực tiếp (người thực hiện nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả hành vi của mình, tuy nhiên vẫn mong muốn gây ra thương tích cho người khác) hoặc lỗi cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng vẫn chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).

Luật sư bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích
Luật sư bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích

Tại sao nên thuê Luật sư bào chữa giỏi trong vụ án cố ý gây thương tích

Thực tiễn, hoạt động bào chữa của Luật sư hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong Tố tụng hình sự. Khi tham gia vụ án, Luật sư sẽ tìm hướng bào chữa tội cố ý gây thương tích cho bị cáo/ bị can, cụ thể như sau:

  • Với những Luật sư giỏi, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, Luật sư sẽ giúp bị can/bị cáo, người nhà bị can/bị cáo hiểu, nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội cố ý gây thương tích, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho khách hàng của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc cho bị can/bị cáo;
  • Giúp cho khách hàng, bị can/bị cáo đưa ra các định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập các tài liệu, chứng cứ quan trọng, từ đó tìm ra sự thật khách quan của vụ án;
  • Gặp gỡ, kiến nghị, đấu tranh với các cơ quan tố tụng, tìm hiểu các tình tiết, hồ sơ, hành vi, diễn biến hành vi phạm tội để cơ quan tiến hành tố tụng có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác, làm sáng tỏ nội dung vụ án;
  • Luật sư có thể là người đồng hành cùng bị can/bị cáo xuyên suốt quá trình vụ án từ giai đoạn đầu khởi tố, trong quá trình tố tụng và sau khi tuyên án, trực tiếp tiến hành bào chữa, tranh tụng tại phiên tòa. Luật sư đưa ra luận cứ, luận điểm, đấu tranh với Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát giúp thân chủ và cơ quan xét xử tránh oan sai, xử nặng khung hình phạt.

Vai trò của Luật sư bào chữa trong từng giai đoạn của vụ án cố ý gây thương tích

Giai đoạn khởi tố

Sự tham gia của Luâṭ sư ngay từ thời điểm khởi tố vụ án là rất quan trọng vì đây là giai đoạn bắt đầu hình thành hồ sơ vụ án. Ngay từ lúc này, sự trợ giúp của Luâṭ sư sẽ giúp bi ̣can bình tĩnh hơn, tự tin hơn tránh tình trạng bi ̣can quá căng thẳng, tâm lý không ổn điṇh mà gây ra những hành động đáng tiếc. Trên thực tế, có những vụ án mà cơ quan tố tụng vội vàng khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng thiếu bằng chứng cụ thể về hành vi cố ý gây thương tích. Do đó, Luật sư cần thiết phải xác định xem thân chủ của mình đã đủ điều kiện khởi tố đối với tội cố ý gây thương tích hay chưa? Bên cạnh đó, Luật sư kiểm tra thẩm quyền, trình tự, thủ tục khởi tố vụ án của cơ quan tố tụng có đúng với quy định của pháp luật hiện hành không để từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất.

Khi Luật sư có điều kiện nghiên cứu quyết định khởi tố bị can, từ đó có thể tiếp cận vụ án một cách toàn diện và đầy đủ hơn. Mặt khác, sẽ tạo điều kiện cho Luật sư tìm hiểu, nắm bắt nội dung vụ án ngay từ đầu, thuận lợi trong việc phát hiện chứng cứ gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can; giúp cho công tác điều tra được tiến hành kịp thời, nhanh chóng.

Giai đoạn điều tra

Với giai đoạn điều tra này, Luật sư sẽ tìm hướng bào chữa tội cố ý gây thương tích bằng cách thu thập tài liệu, chứng cứ quan trọng để làm sáng tỏ những chi tiết có lợi cho thân chủ của mình trong vụ án; có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra. Trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung bị can; nếu Luật sư phát hiện ra những tình tiết có lợi cho bị can và cần thiết cho việc bào chữa như để minh oan hoặc giảm nhẹ tội cho bị can thì Luật sư đề nghị với Điều tra viên lưu ý tình tiết đó. Sự có mặt của Luật sư sẽ làm cho bị can yên tâm hơn và khai báo chính xác sự việc, đồng thời ngăn ngừa việc vi phạm pháp luật của Điều tra viên trong trường hợp bị can bị mớm cung, bức cung hoặc dùng nhục hình. Nếu phát hiện Điều tra viên có vi phạm pháp luật trong quá trình hỏi cung, Luật sư có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

Giai đoạn truy tố

Thông qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, nếu phát hiện có tình tiết chưa được làm rõ gây bất lợi cho bị can/bị cáo, Luật sư có thể đề nghị Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra làm rõ. Tùy từng trường hợp cụ thể, Luật sư đề nghị trực tiếp Viện kiểm sát điều tra bổ sung hay trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung.

Luật sư hướng dẫn khách hàng tìm kiếm và xuất trình các tài liệu về nhân thân có lợi cho bị can/ bị cáo như: Bằng khen trong lao động, học tập hay công tác, giấy tờ của cha mẹ ông bà liên quan đến các danh hiệu được nhà nước trao tặng như Huân Huy chương kháng chiến, Chứng nhận liệt sĩ hay người có công (nếu có),… Những tài liệu này sẽ là căn cứ để Hội đồng xét xử cân nhắc áp dụng làm tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Với tội cố ý gây thương tích, bị can/bị cáo hoặc gia đình (có sự thống nhất với bị can, bị cáo) cần thiết có một khoản bồi thường cho phía bị hại. Việc bồi thường chứng tỏ phía bị cáo và gia đình đã nhận thức biết lỗi về việc làm sai trái của mình cũng như an ủi làm giảm bớt nỗi đau do hành vi phạm tội gây ra, chứng tỏ bị cáo còn biết hối lỗi, có khả năng giáo dục cải tạo để trở thành người lương thiện. Từ đó, Luật sư có thể đưa ra những kiến nghị với Viện kiểm sát nhằm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho thân chủ của mình như chuyển sang tội danh nhẹ hơn hoặc sang khung hình phạt nhẹ hơn, áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,…

Với bản Cáo trạng quyết định việc truy tố, Luật sư có thể liên hệ với Viện kiểm sát để được đọc ghi chép hoặc sao chụp bản cáo trạng.

Giai đoạn xét xử

Xét xử là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của tố tụng. Do đó, Luật sư phải tích cực tìm hướng bào chữa tội cố ý gây thương tích bằng cách:

Sau khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ cũng như căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, Luật sư sẽ xác định những vấn đề mấu chốt để làm rõ bản chất vụ án, các tình tiết có lợi cho khách hàng. Theo đó, Luật sư chuẩn bị kế hoạch hỏi với từng bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ; người làm chứng (nếu có) trong vụ án. Khi hỏi xong, nếu Luật sư thấy còn có những tình tiết phát sinh cần làm sáng tỏ có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm.

Luật sư đại diện cho thân chủ trực tiếp tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận bảo vệ cho thân chủ. Thông qua việc xét hỏi và tranh luận tại phiên toà, Luâṭ sư góp phần làm sáng tỏ những vấn đề còn vướng mắc, xác định tính xác thực của các chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội … nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Tiếng nói và những lập luận sắc bén của luật sư là một trong những căn cứ để Hội đồng xét xử cân nhắc khi định tội danh và quyết định hình phạt cho bị cáo.

Giai đoạn kháng cáo

Căn cứ vào quy định tại Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về thời hạn kháng cáo của đương sự là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết. Nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án mới có hiệu lực pháp luật.

Sau khi nghe tòa tuyên án, nếu Luật sư nhận thấy bản án không phản ánh đúng sự thật khách quan; có dấu hiệu của hành vi vi phạm tố tụng hình sự và quyền & lợi ích hợp pháp của bị cáo thì sẽ trao đổi, tư vấn một cách hợp lý nhất về việc thực hiện quyền kháng cáo cho thân chủ. Điều này được thể hiện rõ qua việc Luật sư tư vấn cho thân chủ của mình về quyền, thời hạn, phạm vi, hậu quả của việc kháng cáo; hướng dẫn hoặc đại diện thân chủ thực hiện thủ tục kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích tại Luật sư Thông

Luật sư bào chữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án nói chung và trong vụ án cố ý gây thương tích nói riêng. Nếu như Quý khách hàng đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan đến tội cố ý gây thương tích thì cần thiết có sự tư vấn từ những Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực hình sự để giúp khách hàng tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho những vướng mắc của mình. Luật sư Thông – Dịch vụ pháp lý Luật sư bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích luôn sẵn sàng đồng hành cũng Quý khách hàng với trách nhiệm và chữ tín đi đầu.

Để được trao đổi trực tiếp với Luật sư, Quý khách có thể liên hệ qua thông tin sau đây:

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

  • Tư vấn qua điện thoại: 0982645619
  • Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
0982645619 0982645619