• 0982645619
  • thongnguyen.legal@gmail.com
  • 22 Đường E, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, Bình Dương

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế, di sản thừa kế. Thừa kế là một trong những lĩnh vực bao quát và khá rộng hiện nay. Theo quy định của pháp luật hiện hành có thể hiểu thừa kế là việc chuyển đổi tài sản của người đã mất sang cho người còn sống. Vậy thì những vấn đề cơ bản của pháp luật thừa kế cần tìm hiểu sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây. Đồng thời, nếu bạn đang có nhu cầu muốn tìm hiểu sâu hơn về pháp luật thừa kế và muốn có sự tư vấn, hỗ trợ của những người chuyên môn thì Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế luôn sẵn sàng.

Hiện nay, Pháp luật Việt Nam chưa có luật thành văn cho lĩnh vực thừa kế, vì vậy pháp luật thừa kế hiện hành được quy định và được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13. Vậy trong Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế như thế nào?

Có bao nhiêu hình thức thừa kế?

Căn cứ Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì một người có quyền để lại hoặc định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế hưởng theo di chúc hoặc phân chia theo pháp luật. Mọi người đều phải bình đẳng với nhau về quyền định đoạt tài sản để lại của mình cho người khác và quyền được hưởng di sản của những người được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Do đó, có thể hiểu rằng pháp luật thừa kế Việt Nam quy định có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc

Người muốn để lại tài sản của mình cho người nào đó có thể lập di chúc trước khi mất. Di chúc có thể được lập bằng nhiều hình thức như di chúc bằng miệng, di chúc bằng văn bản (có người làm chứng hoặc không có người làm chứng…).

Đối với trường hợp lập di chúc bằng miệng thì di chúc bằng miệng sẽ có hiệu lực đối với các tình huống khi một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng. Tuy nhiên, di chúc miệng có điều kiện về thời hạn đó là sau 03 tháng kể từ ngày lập di chúc bằng miệng mà người đó còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc mặc nhiên bị hủy bỏ.

Quy định về di chúc miệng được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 đó là khi lập di chúc miệng người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất có hai người làm chứng. Người làm chứng nghe và lập thành văn bản ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Trong trường hợp không đáp ứng được các điều kiện trên, di chúc miệng sẽ không có hiệu lực pháp lý. Khi đó, di sản sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp lập di chúc bằng văn bản thì di chúc bằng văn bản sẽ phải thỏa mãn nhiều điều kiện hơn so với di chúc bằng miệng. Các điều kiện về hình thức, nội dung văn bản, ý thức chủ thể khi lập di chúc, người làm chứng

Thừa kế theo di chúc là hình thức được ưu tiên cao nhất về thừa kế. Tức là, chỉ khi không có di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì mới xem xét đến việc định đoạt tài sản của người lập di chúc bằng hình thức khác (thừa kế theo pháp luật).

Di chúc bằng văn bản thì có các loại văn bản sau:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Đây là trường hợp người muốn lập di chúc để phân chia tài sản của mình nhưng không có ai đứng ra làm chứng thì người lập di chúc tự viết thành văn bản và có đầy đủ chữ ký, nội dung của di chúc theo quy định.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Đây là trường hợp người muốn lập di chúc không tự mình viết được văn bản thì có thể lập di chúc bằng hình thức đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ. Đối với di chúc loại này thì phải có ít nhất hai người chứng và người lập di chúc và ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước những người làm chứng có mặt ở đó, bên cạnh đó người làm chứng cũng phải ký vào văn bản di chúc. Ai cũng có thể là người làm chứng trừ những chủ thể được Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 632.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Người lập văn bản di chúc loại này có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực. Đối với loại di chúc là văn bản được người để lại di chúc tự tay viết thì sẽ đến Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để công chứng là tiến hành ký tên trước mặt người có thẩm quyền công chứng, chứng thực.

Thừa kế theo pháp luật

Trong trường hợp nào khi người thân mất thì những người thừa kế sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những trường hợp phải thừa kế theo pháp luật, đa số những trường hợp được quy định theo điều này gặp một số vấn đề về di chúc nên không thể mở thừa kế theo di chúc được nên vụ việc thừa kế sẽ tự động được chuyển sang thừa kế theo pháp luật. Hoặc những trường hợp khác liên quan đến tài sản thừa kế nhưng không thể chia theo di chúc được nên mặc nhiên những tài sản này phải chia theo pháp luật.

Nếu chia thừa kế theo di chúc là những người được người mất để lại tài sản cho mới được nhận những tài sản đó thì thừa kế theo pháp luật sẽ tuân theo quy định của pháp luật thừa kế cụ thể là theo hàng thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2015.

Bộ luật Dân sự 2015 chia những người thừa kế theo pháp luật thành 03 hàng thừa kế:

Hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm những người được quy định tại Khoản 1 Điều 651;

Hàng thừa kế thứ hai, bao gồm những chủ thể được liệt kê trong Khoản 2 Điều 651;

Hàng thừa kế thứ ba, gồm những cá nhân được quy định trong Khoản 1 Điều 651;

Những người thừa kế ở cùng hàng thừa kế với nhau thì được hưởng phần di sản do người mất để lại bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế phía sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đã mất, không được quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế

Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết (ngày có giấy chứng tử). Trường hợp người đó đã có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tòa án xác định người đó chết trên quyết định. Nếu không xác định được chính xác ngày người đó mất thì dựa trên ngày có hiệu lực pháp luật của quyết định tuyên bố chết của Tòa án.

Tòa án tuyên bố chết trong những trường hợp sau:

  • Sau ba năm kể từ ngày có quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không nhận được tin tức xác thực là vẫn còn sống;
  • Sau năm năm kể từ ngày kết thúc chiến tranh mà vẫn biệt tích không có tin xác thực còn sống;
  • Sau một năm từ từ ngày thảm họa, tai nạn hoặc thiên tai kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là vẫn còn sống;
  • Biệt tích năm năm liền không có tin là vẫn còn sống.

Nơi mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người mất để lại di sản, nếu không xác định được nơi ở cuối cùng thì mở thừa kế tại nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản của người đó.

Việc xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế là yêu cầu đầu tiên của quan hệ thừa kế và đóng vai trò rất quan trọng. Vì tại thời điểm và địa điểm này sẽ xác định được người thừa kế của người chết, di sản mà người chết để lại, xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý, nơi thực hiện nghĩa vụ cũng như thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Đồng thời việc xác định chính xác địa điểm mở thừa kế còn đóng vai trò quan trọng khi xác định việc từ chối nhận di sản có hợp pháp hay không.

Người không được quyền hưởng di sản thừa kế

Căn cứ Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người không được quyền hưởng di sản. Trong đó ví dụ như người có quyền được hưởng di sản theo pháp luật nhưng là người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; Người có vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; hoặc Người có hành vi lừa dối cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, làm di chúc giả, sửa chữa, hủy hoặc che giấu di chúc…; Xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu người di sản biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng thì họ vẫn được hưởng phần di sản do người mất để lại theo di chúc. Việc này phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người muốn lập di chúc để lại di sản.

Đây chỉ mới là một số cơ bản trong các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thừa kế được quy định theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. Nếu quý khách hàng đang có những trường hợp nào liên quan về vấn đề thừa kế hoặc đang gặp khuất mắt nào với vấn đề của thừa kế trong gia đình mình thì hãy liên hệ với Luật sư Thông ngay để có thể hỗ trợ bạn. Dịch vụ luật sư hỗ trợ về thừa kế nhanh luôn tận tâm và chuyên nghiệp trong hỗ trợ vấn đề của bạn.

Thông tin liên hệ Luật sư thừa kế

Luật sư Nguyễn Sỹ Thông

  • Tư vấn qua điện thoại0395683860
  • Tư vấn qua email: thongnguyen.legal@gmail.com
  • Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: A11 KTTTDTT số 248 đường Trần Hưng Đạo, Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
0982645619 0982645619